Các trường mầm non dạy trẻ kỹ năng quan sát tình huống
Tại các trường mầm non quận Bình Thạnh nói riêng và các trường có đào tạo cấp mầm non khác, kỹ năng quan sát là một trong những kỹ năng được chú trọng lồng ghép vào chương trình học của các bé mầm non.
Có thể nói, khả năng quan sát rất quan trọng khi giúp các bé nhận biết được sự vật hiện tượng một cách chi tiết với chủ ý rõ ràng, đồng thời đưa ra những nhận xét ban đầu của các bé về những vấn đề quan sát được. Khi quan sát, các bé sẽ có sự kết hợp vận dụng các giác quan không chỉ là thị giác nữa. Tuy nhiên, để các bé rèn luyện được óc quan sát tốt thì cần rất nhiều sự thấu hiểu và trợ giúp của các giáo viên mầm non giàu kinh nghiệm. Nếu rèn luyện được tư duy quan sát, trong tương lai các em sẽ có khả năng đánh giá sự việc và đưa ra quyết định đúng đắn, giúp ích cho công việc và cuộc sống tương lai.
Tại các trường mầm non uy tín, các em được học hỏi và ghi nhớ nhiều hơn thông qua kỹ năng quan sát. Không những giúp các bé có sự quan sát về sự vật hiện tượng trước mắt, còn giúp các bé xâu chuỗi các sự việc lại với nhau. Chẳng hạn như khi quan sát các giáo viên thực hành môn thủ công gấp hạc, để gấp được hình dạng con hạt như cô giáo, các em phải quan sát và ghi nhớ từng bước một, phải biết được điểm mấu chốt trong cách gấp để ra một con hạc đẹp,… Nhờ vậy, nền tảng cho tư duy suy nghĩ, tập trung và chú ý dần được hình thành.
Kỹ năng này còn giúp ích rất nhiều cho việc học của các em. Khi kiến thức được mở mang, các bé mầm non sẽ trở nên tự tin hơn, đồng thời có nhiều kinh nghiệm để dễ dàng tương tác với mọi người, góp phần nâng cao kỹ năng giao tiếp.
Phương pháp giúp trẻ tăng cường khả năng quan sát
Thông thường, để có thể rèn luyện óc quan sát tốt, trẻ nên được ra ngoài vận động và tiếp xúc nhiều với môi trường xung quanh. So với việc để trẻ trong lớp học hay trong một gian phòng với những đồ vật tĩnh lặng, trẻ sẽ được đi tìm hiểu thế giới bên ngoài và điều chắc chắn rằng trẻ sẽ được thấy và quan sát nhiều hơn. Trẻ hiểu biết càng nhiều, liên hệ được với thực tế, ấn tượng để lại trong trẻ càng lâu, trẻ sẽ quan sát tốt hơn. Có thể nói quan sát là cơ sở của sự hiểu biết và kinh nghiệm và chính 2 tác nhân này sẽ có tác dụng nâng cao khả năng quan sát.
Cách khơi dậy kỹ năng qua bài học từ môi trường sống tự nhiên
Môi trường sống của những sinh vật từ tự nhiên có lẽ là nơi lý tưởng để giúp trẻ tự do tìm hiểu mà không khiến trẻ bị áp lực. Phong cảnh thiên nhiên cây cỏ và những động vật nhỏ sẽ là nơi đầy những điều mới lạ cho trẻ từng bước tìm hiểu môi trường sống xung quanh mình.
Đầu tiên, giáo viên mầm non sẽ đặt một chủ đề để các em từ từ quan sát và tìm hiểu tại nơi đó. Chẳng hạn như con thỏ thích ăn gì? Đi tìm và nhặt về quả dâu tây,… rất nhiều câu hỏi có thể được đặt ra để giúp các em vừa tận hưởng không khí trong lành, vừa tăng khả năng quan sát tìm kiếm.
Thứ hai, trẻ cần được tự trải nghiệm trong môi trường thực tế. Mục đích của bước này là cho trẻ được tham gia vào các hoạt động nhận thức phù hợp nhằm phát triển các kỹ năng nhận thức, khám phá đồng thời chính xác hóa, mở rộng hiểu biết cho trẻ, giúp trẻ được cảm nhận các cảm giác tờ mờ, ngạc nhiên, vui sướng…Tùy từng nội dung khám phá mà giáo viên có thể lựa chọn một trong các nội dung trải nghiệm sau:
+ Quan sát: Đây là cách mà giáo viên có thể lựa chọn trong trường hợp nội dung khám phá là các đặc điểm, dấu hiệu đặc trưng ở bên ngoài (màu sắc, hình dạng, kích thước, cấu tạo ngoài…) của sự vật hiện tượng. Khi cho trẻ quan sát cần gợi ý, khuyến khích trẻ sử dụng tính tích cực các giác quan. Ví dụ: trẻ nhìn, sờ, nắn, nhấc, ngửi, xem quả bưởi có những gì, chúng như thế nào?
+ Thí nghiệm: Giáo viên có thể lựa chọn thí nghiệm ngắn hạn (áp dụng cho mọi lứa tuổi), dài hạn (áp dụng cho mẫu giáo lớn), nếu nội dung khám phá là những đặc điểm, dấu hiệu không rõ nét, các mối quan hệ hoặc sự thay đổi của sự vật, hiện tượng. Chẳng hạn để khám phá về thức ăn của thỏ cô cho trẻ làm thí nghiệm “Thỏ ăn gì”; hoặc để khám phá sự ảnh hưởng của nước tới cây xanh có thể làm thí nghiệm “Không có nước hoặc quá nhiều nước thì cây xanh sẽ như thế nào?”…Khi tổ chức các thí nghiệm cần để trẻ tự tay làm, giáo viên chỉ hướng dẫn và giúp đỡ trong trường hợp trẻ gặp khó khăn hoặc để đảm bảo cho trẻ trong một số trường hợp.
Sau khi đã trải nghiệm giáo viên cho trẻ được đưa ra những ý kiến về những vấn đề chúng phát hiện được. Để giúp trẻ được nhận xét dễ dàng, đúng nội dung, giáo viên có thể đưa ra các câu hỏi cho trẻ trả lời. Đối với những trẻ mẫu giáo nhỡ và lớn nên khuyến khích trẻ mô tả, kể lại những điều chúng phát hiện được dưới dạng một câu chuyện, hoặc thể hiện những điều khám phá bằng hình vẽ, mô hình. Trong khi yêu cầu trẻ nhận xét giáo viên cần kết hợp cho trẻ trả lời các câu hỏi cho trẻ phân biệt, so sánh, đối chiếu và các câu hỏi yêu cầu trẻ phải suy luận, phán đoán nhằm phát triển tư duy cho trẻ.
Tương tự như khả năng giao tiếp, sự tự tin, kỹ năng quan sát cũng cần được rèn luyện rất nhiều. Khá nhiều trường mầm non quận Bình Thạnh đã và đang rất chú trọng để phát triển kỹ năng này cho trẻ mầm non, giúp các em có khả năng học tập và tư duy tốt hơn trong tương lai.
Xem thêm: Dạy trẻ các kỹ năng sống mầm non hiệu quả và bổ ích