Giáo dục

7 mẹo giúp trẻ phát triển ngôn ngữ hơn ngoài giờ học tại các trường mầm non song ngữ


Ngôn ngữ là một trong những ưu tiên trong các chương trình học tại các trường mầm non song ngữ hiện nay. Việc nạp 2 loại ngôn ngữ cùng lúc đôi khi quá tải và dễ dẫn đến tình trạng rối loạn ngôn ngữ cho trẻ. Vì thế, sự hỗ trợ của phụ huynh tại nhà sẽ giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ vượt trội và an toàn hơn.

Phát triển ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

Trẻ nhỏ phát triển ngôn ngữ tập trung vào giai đoạn 3 năm đầu đời. Các kỹ năng giao tiếp được trẻ nghe và học trong môi trường có đầy đủ cảnh vật, âm thanh và giọng nói, ngôn ngữ của những người xung quanh. Theo các cuộc nghiên cứu, trẻ em dưới 3 tuổi có khả năng học ngôn ngữ nhanh dựa vào số lượng từ mà chúng nghe được, điều đó khiến cho việc để trẻ tiếp xúc với ngôn ngữ ở giai đoạn này trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. 

Giai đoạn từ 1 - 3 tuổi là thời điểm vàng giúp trẻ phát triển ngôn ngữ hiệu quả

Giai đoạn từ 1 – 3 tuổi là thời điểm vàng giúp trẻ phát triển ngôn ngữ hiệu quả

Vấn đề rối loạn ngôn ngữ ở trẻ cần tránh

Để phát triển các kỹ năng ngôn ngữ, một đứa trẻ cần phải có khả năng nghe, hiểu và ghi nhớ. Khi điều đó không xảy ra, khả năng cao có thể là do chứng rối loạn phát triển ngôn ngữ. Một trong số đó chứng rối loạn đó là suy giảm ngôn ngữ cụ thể hoặc SLI, làm chậm khả năng học ngôn ngữ của trẻ và có thể làm giảm khả năng học tập của trẻ.

Trẻ bị rối loạn ngôn ngữ gặp khó khăn trong việc hiểu những gì người khác nói (ngôn ngữ tiếp thu) hoặc trong việc thể hiện bản thân (ngôn ngữ biểu cảm)

Những biểu hiện của trẻ bị rối loạn ngôn ngữ

Trẻ bị rối loạn khả năng tiếp thu ngôn ngữ có thể gặp khó khăn trong việc: 

  • Hiểu những gì người khác nói 
  • Làm theo chỉ dẫn
  • Tổ chức suy nghĩ của chúng

Trẻ bị rối loạn ngôn ngữ diễn đạt gặp khó khăn trong việc bày tỏ suy nghĩ và nhu cầu của mình, một số biểu hiện như:

  • Câu nói sẽ ngắn và đơn giản, cấu trúc từ kỳ lạ
  • Có vốn từ vựng nhỏ hơn đáng kể khi so sánh với những đứa trẻ cùng trang lứa
  • Khó khăn trong việc tìm đúng từ và thường sử dụng các từ giữ chỗ như “ừm”, “à”
  • Sử dụng ngữ pháp không đúng cách
  • Lặp lại nhiều lần các cụm từ

Việc tạo điều kiện và đảm bảo trẻ có ngôn ngữ nói mạch lạc, lưu loát là nghĩa vụ của cha mẹ và nhà trường tại giai đoạn đầu đời. Nắm và hiểu rõ sự phát triển của trẻ cũng như những rối loạn cần tránh giúp bạn kiểm soát và hỗ trợ quá trình học ngôn ngữ của con mình hiệu quả hơn ngoài các giờ trên lớp.

Các trường mầm non song ngữ luôn giảm thiểu tối đa khả năng rối loạn ngôn ngữ  của học sinh

Các trường mầm non song ngữ luôn giảm thiểu tối đa khả năng rối loạn ngôn ngữ  của học sinh

Các mẹo giúp trẻ phát triển ngôn ngữ hơn ngoài giờ học tại trường

1. Trò chuyện với trẻ thường xuyên 

Nói nhiều nhất có thể với trẻ về những điều chung chung. Bắt đầu cuộc trò chuyện bằng cách đặt những câu hỏi theo thứ tiếng bạn muốn trẻ học như: “Bây giờ chúng ta sẽ đi dạo bên ngoài. Con có thấy những con chim đó đang bay không? Con có ngửi thấy những bông hoa đáng yêu không? ”

2. Đọc cho trẻ nghe 

Không bao giờ là quá sớm để đọc cho trẻ nghe. Bạn có thể bắt đầu với sách bảng và sau đó chuyển sang sách tranh và truyện ngắn khi con bạn lớn lên.

3. Tránh sử dụng tivi hoặc máy tính

Hạn chế để trẻ nhỏ tiếp xúc với máy tính và tivi… Trẻ cần lắng nghe và tương tác để phát triển khả năng nói, điều này không xảy ra khi trẻ xem TV quá nhiều.

4. Hãy là một hình mẫu tốt

Đối mặt với con bạn và nói với chúng một cách rõ ràng và chậm rãi. Nếu chúng nói sai điều gì đó, đừng khiển mà hãy sửa bằng cách lặp lại từ đó một cách chính xác. Bằng cách này, con bạn sẽ biết cách phát âm chính xác một từ và học nó.

Cha mẹ rèn luyện ngôn ngữ cùng con tại nhà

Cha mẹ rèn luyện ngôn ngữ cùng con tại nhà 

5. Ghi nhớ trình độ ngôn ngữ của bạn 

Khi sử dụng các từ hoặc câu mà con bạn có thể không hiểu, hãy giải thích ý nghĩa của chúng.

6. Làm theo sự dẫn dắt của con bạn

Nếu trẻ bắt đầu một cuộc trò chuyện, hãy để con nói và giải thích. Khen ngợi là cách tốt nhất để khuyến khích sự tự tin trong trẻ nhỏ.

7. Nói và lặp lại

Nếu con bạn phát âm thành công một từ, hãy lặp lại từ đó một vài lần trong một câu để giúp con bạn hiểu từ đó tốt hơn.

Kết luận

Nếu học tại các trường mầm non song ngữ, trẻ phải nạp thêm 1 loại ngôn ngữ khác kèm theo tiếng Việt. Mặc dù các trường song ngữ luôn là nơi tuyệt vời giúp trẻ xây dựng tương lai từ những ngày đầu, thế nhưng, để việc học hiểu quả hơn và tránh tình trạng rối loạn ngôn ngữ khi phải học 2 thứ tiếng, gia đình cần hỗ trợ thêm cho trẻ bằng những hoạt động như đã đề cập trong bài viết trên tại nhà.

>>> Tham khảo: Học phí mầm non trường quốc tế Việt Úc (VAS)

 

Giáo dục
Thông tin tổng quát và cấu trúc đề thi IELTS cho người cần
Giáo dục
5 bí quyết học tiếng Anh giúp bạn nâng cao kĩ năng ngữ pháp
Giáo dục
Thông tin của các trường kinh doanh có bằng thạc sĩ quốc tế tốt nhất tại Mỹ