Phương pháp dạy tiếng Anh dành cho thiếu nhi
Theo xu hướng và nhu cầu, tiếng anh đang rất cần thiết cho mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em, những măng non cần được nuôi dạy đúng cách. Chương trình tiếng anh dành cho trẻ em hiện nay rất đa dạng, có thể cho bé theo học ở trung tâm cũng như bố mẹ hỗ trợ thêm tiếng anh thiếu nhi cho bé ở nhà, để việc học tiếng anh của bé được tốt hơn. Nhưng các phụ huynh có biết các cách để mang lại một nền tiếng anh bền vững cho bé chưa? Cùng giải đáp các thắc mắc bên dưới nhé.
1. Nên cho trẻ cấp tiểu học học tiếng anh thiếu nhi như thế nào?
Trẻ ở cấp tiểu học là giai đoạn lý tưởng để học ngôn ngữ thứ hai- tiếng anh sau tiếng mẹ đẻ. Vì trẻ ở giai đoạn này đã có thể sử dụng tiếng mẹ thuần thục, cũng đã có thể biết viết tiếng mẹ đẻ một cách chính xác. Các bé ở độ tuổi này đã dần dần hình thành thói quen học tập nên rất phù hợp với việc học tiếng anh.
Nhưng làm sao để cho bé học tiếng anh thiếu nhi tốt nhất đây?
- Các bố mẹ có thể cho bé học tiếng anh qua các flashcard theo từng chủ đề từng vựng, từng chủ đề ngữ pháp tiếng anh: giúp cho bé dễ thuộc bài và dễ ghi nhớ các điểm ngữ pháp hơn
- Học tiếng anh thiếu nhi thông qua các sách, báo, truyện tranh, sách tô màu.. song ngữ cũng rất tốt cho các bé. Nó rèn luyện kĩ năng đọc và bổ trợ kĩ năng viết tiếng anh, không chỉ ở giai đoạn đầu của quá trình học mà còn có hiệu quả cho các bé đang trau dồi thêm tiếng anh. Đọc sách, báo, truyện tranh còn làm tăng kiến thức cũng như kĩ năng sống cho các bé sau này nữa.
- Học tiếng anh thiếu nhi thông qua các bài hát, phim ảnh, video clip.. bằng tiếng anh. Các hoạt động này thì bổ trợ cho hai kĩ năng nghe và nói của các bé rất hiệu quả mà bé rất dễ tiếp thú chúng. Các bé rất hứng thú với những âm thanh vui nhộn của các bài hát thiếu nhi hay những bộ phim hoạt hình thú vị mà trẻ nào cũng yêu thích. Những niềm hào hứng này sẽ làm bé thích học tiếng anh hơn đấy.
- Học tiếng anh với giáo trình: nếu muốn chuyên nghiệp hơn và nếu bố mẹ có nhiều thời gian hơn thì hãy mua các giáo trình tiếng anh cho con, các giáo trình này có thể tìm mua ở các nhà sách địa phương. Hiện nay có rất nhiều giáo trình cho các bé học tiếng anh thiếu nhi, từ cấp độ vỡ lòng đến các cấp độ cao hơn như các giáo trình luyện thi các kì thi anh văn thiếu nhi. Bố mẹ có thể lựa chọn cho các bé chương trình phù hợp theo độ tuổi, để bé có thể tiếp thu tốt nhất.. Các giáo trình phổ biến được các trung tâm cũng như các bố mẹ sử dụng cho các bé học tiếng anh từ 6 đến 11 tuổi, ví dụ như: Family and friends, my little island, hook on phonics … Mỗi quyển giáo trình sẽ có các thế mạnh khác nhau, cách sắp xếp chủ đề, bài giảng sinh động khác nhau. Các giáo trình cho tiếng anh thiếu nhi thường là giáo trình chú trọng đến những hình ảnh, màu sắc, các câu chuyện giáo dục cơ bản cho mỗi đứa trẻ. Đồng thời các giáo trình này chủ yếu tập trung vào phát triển kĩ năng nghe và nói của trẻ nhiều hơn là kĩ năng đọc và viết. Do đó rất thích hợp cho các bé học tiếng anh ở lứa tuổi này.
- Vào những ngày nghỉ: thì bố mẹ có thể cho bé đi công viên chơi, gặp gỡ những người nước ngoài nói tiếng anh để bé có thể trò chuyện cùng họ, nâng cao khả năng nghe nói tiếng anh đồng thời từng bước tạo dựng cho bé sự tự tin, dạn dĩ khi tiếp xúc với người lạ. Đồng thời thì bố mẹ cũng có thể cho bé ở nhà đọc thêm những bài đọc thêm, trau dồi thêm kĩ năng đọc tiếng anh của bé.
- Vào những kì nghỉ hè: các phụ huynh tốt hơn hết nên cho con theo học một chương trình tiếng anh dành cho thiếu nhi vào kì nghỉ hè này, để con được vui chơi mà vẫn không quên kiến thức đã học trên lớp.Trung tâm anh ngữ chuyên nghiệp và uy tín này là một ví dụ để các quý phụ huynh có thể tham khảo qua. Trung tâm anh ngữ British Coucil là trung tâm đi đầu về giảng dạy tiếng anh cho mọi lứa tuổi, đặc biệt là thiếu nhi. Chương trình tiếng anh mùa hè của British Council vừa giúp bé củng cố thêm các kiến thức đồng thời có kết hợp các hoạt động vui chơi ngoài trời thú vị, giúp bé của bố mẹ được khám phá thêm những điều lí thú ở thế giới xung quanh.
2. Làm thế nào để tạo hứng khởi cho bé học tiếng anh thiếu nhi?
Các bậc bố mẹ nên tạo cho con mình sự húng thú khi học tiếng anh, chứ đừng để bé cảm thấy áp lực và mệt mỏi khi học. Các bé nhỏ rất nhạy cảm với thế giới xung quanh và các điều mới lạ. Nên bố mẹ hãy cố gắng liên tục đổi mới phương pháp dạy và luôn bên cạnh bé để bé thấy mình không cô đơn hay phải chiến đấu với tiếng anh một mình.
- Có thể dành mỗi tối khoảng một giờ để cùng con học tiếng anh, cùng con ôn tập lại bài vở ngày hôm nay hay cùng con giải bài tập trên lớp, hỗ trợ con giải bài tập nâng cao..
- Hoặc cũng có thể dành thời gian mỗi tối để xem phim hoạt hình bằng tiếng anh có phụ đề, xem video học tiếng anh trên internet cùng bé…
- Mỗi tối các bố mẹ cũng có thể dành một thời gian nhất định để nói chuyện với bé bằng tiếng anh.
- Tạo dựng các trò chơi lí thú, vừa chơi vừa học cho các bé để gắn kết tình cảm gia đình, tạo cho bé cảm thấy học tiếng anh là một cuộc chơi vô cùng thú vị. Tâm lý chung của các bé nhỏ là hiếu thắng, nên khi các bé thắng cuộc ở một trò chơi tiếng anh nào đó thì bé sẽ có động lực và cảm thấy học tiếng anh không phức tạp, ngược lại cảm thấy thật dễ dàng, mình đã chinh phục được. Chuẩn bị cho bé một tâm lý ổn định, tự tin, bé sẽ cảm thấy hứng thú với việc học tiếng anh lắm đấy.
- Gợi mở cho bé tự tìm hiểu tiếng anh, kích thích bản năng tò mò trong mỗi đứa trẻ. Để bé tự tìm hiểu thì khi bé tìm ra câu trả lời, bé sẽ kích thích và mong muốn được biết nhiều hơn về tiếng anh, biết được tầm quan trọng của tiếng anh. Từ đó tính tự giác và sự yêu thích tiếng anh sẽ hình thành dần trong bé.
Những hoạt động này các bậc bố mẹ nên cố gắng duy trì, thực hiện thường xuyên và đều đặn, đồng hành cùng con trong mọi chặn đường học tiếng anh thì mới liên tục hỗ trợ, để bé có động lực học tiếng anh tốt được.
3. Có nên tự dạy phát âm tiếng anh cho bé khi bố mẹ phát âm không tốt?
Rất không nên. Trẻ con luôn bắt chước từ người lớn từ những điều nhỏ nhặt nhất, và học hỏi không ngừng để phát triển. Việc tự ý dạy phát âm tiếng anh cho bé trong khi bố mẹ phát âm không chuẩn tiếng anh thì đã dạy sai cho bé, bé sai thì khi muốn uốn nắn lại khả năng phát âm tiếng của bé thì không hề dễ, lại tốn thời gian. Thế nên đối với riêng việc học phát âm tiếng anh bố mẹ nên cho bé theo học ở trung tâm mà chương trình tiếng anh dành cho thiếu nhi có giáo viên bản ngữ giảng dạy, để bé được lĩnh hội phát âm chuẩn, được chỉnh sửa một cách đúng và chi tiết nhất.
Nếu không có điều kiện cho bé tham gia một lớp học ở trung tâm anh ngữ có người bản ngữ dạy, thì tại nhà các bố mẹ có thể sử dụng các tài liệu, video dạy phát âm, luyện nói trên internet để cho bé bắt chước học theo nhé.
4. Bé có cần để ý đến ngữ pháp khi nói tiếng anh?
Lúc trẻ còn đang trong quá trình bắt đầu học tiếng anh thì chúng ta không quá cần thiết để ý đến việc đó, chủ yếu tập cho bé ngay từ đầu phát âm sao cho đúng sao cho chuẩn. Tuy nhiên cần cho bé học cân bằng giữa các kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết, không học nghiêng về kĩ năng nào vì như thế khi lớn, bé sẽ rất khó sửa. Khi trẻ đã có một lượng kiến thức ngữ pháp tiếng anh nhất định thì nên chú ý sửa lỗi ngữ pháp cho bé mỗi khi bé nói câu tiếng anh sai, để bé có thể kịp thời sửa chữa.
5. Bố mẹ cần làm gì khi con không thích học tiếng anh thiếu nhi?
Câu hỏi này có nhiều câu trả lời, tùy theo hoàn cảnh mà bố mẹ tìm thấy câu trả lời thích hợp cho bé của mình.
-
Chưa tạo được môi trường tiếng anh phù hợp cho bé: mỗi bé có tính cách, sở thích khác nhau nên sẽ có các môi trường khác nhau phù hợp với từng bé. Cho bé học tiếng anh cũng giống như cho bé học tiếng mẹ đẻ ngày trước. Ví dụ như tạo môi trường nói tiếng anh hằng ngày, trong giờ nhất định.. môi trường tiếng anh nho nhỏ như vậy cũng có thể hỗ trợ phần nào bé học tiếng anh.
-
Bé không tìm được niềm vui khi học tiếng anh: đây là lí do chủ yếu làm trẻ chán học tiếng anh. Thế nên bố mẹ nên đa dạng phương pháp dạy học nhé, và đừng đặt nặng lí thuyết khô cứng.
-
Thái độ của ba mẹ trong việc học tiếng anh của bé: thái độ của ba mẹ rất quan trọng trong quá trình học tiếng anh của bé. Các phụ huynh nên có thái độ quan tâm nhẹ nhàng, đừng quát mắng khi trẻ làm sai mà hãy dịu dàng chỉ bảo bé. Đồng thời bố mẹ cũng nên tìm hiểu sở thích của con như thế nào để có cách dạy phù hợp, đừng bắt bé làm cái này cái kia theo ý người lớn.
Qua những chia sẻ ở trên hy vọng các bậc phụ huynh có thể hiểu rõ hơn về những đặc điểm của trẻ con từ đó chọn được cho bé của mình chương trình học tiếng anh dành cho trẻ em phù hợp và hạn chế mắc những sai lầm trong phương pháp nhé.
>>> Xem thêm Ngữ pháp tiếng Anh cấp 1