Giáo dục

Dạy con trưởng thành theo cách của người Do Thái


Dạy con trưởng thành là cả một quá trình và cần phải có phương pháp thì mới đạt hiệu quả được. Tuy vậy, những người Do Thái lại luôn có cách dạy con khiến chúng trưởng thành là  những đứa trẻ tự lập, không bị phụ thuộc vào cha mẹ. Đó là nhờ những kỹ năng sống mầm non mà học dạy cho trẻ ngay từ khi bé còn nhỏ.

Tùy từng độ tuổi của trẻ mà những cha mẹ người Do Thái sẽ dạy con các kỹ năng sống mầm non khác nhau giúp con thành thục các kỹ năng và tự mình sống tự lập.

1. Giai đoạn trẻ từ 3-4 tuổi

Khi trẻ được 3 tuổi, thay vì cha mẹ cứ luôn giúp con làm mọi việc thì hãy để con tự mình làm một số việc cá nhân và phụ giúp cha mẹ những việc nhỏ như dạy trẻ tự đánh răng, dọn dẹp và thu xếp đồ chơi gọn gàng sau khi chơi xong, bỏ quần áo bẩn vào máy giặt, giúp cha mẹ cất quần áo và đồ dùng vào đúng chỗ của nó.

Các kỹ năng sống mầm non tự mình làm những việc cá nhân  sẽ giúp giảm bớt công việc cho cha mẹ đồng thời rèn luyện cho bé khả năng tự lập tốt hơn.

Dạy trẻ kỹ năng sống mầm non biết đánh răng

2. Giai đoạn trẻ từ 4-5 tuổi

Khi trẻ từ 4-5 tuổi, cha mẹ có thể dạy con một số kỹ năng sống mầm non giúp con biết yêu thiên nhiên hơn thông qua việc giao cho con nhiệm vụ cùng nhau chăm sóc và tưới cây hàng ngày. Ngoài ra cha mẹ cũng có thể dạy bé những kỹ năng lau dọn một số vật dụng trong nhà sạch sẽ cùng bạn.

3. Giai đoạn trẻ từ 6-8 tuổi

Ở giai đoạn này, cha mẹ phải đảm bảo đã dạy bé biết tự mình làm hết những công việc liên quan tới vệ sinh cá nhân. Bên cạnh đó cha mẹ nên dạy bé tính gọn gàng ngăn nắp hơn và tự biết dọn dẹp phòng của mình. Lúc này cha mẹ có thể dạy bé biết làm những công việc phù hợp với sức lao động của bé như cùng mẹ dọn dẹp bàn ăn, đổ rác, gấp gọn chăn mền, quét dọn nhà cửa….

Những bậc cha mẹ người Do Thái thường căn cứ vào độ tuổi và sức lao động của con để dạy con những kỹ năng sống mầm non cần thiết và phù hợp với con của mình. Từ đó tạo lên những đứa trẻ trưởng thành sớm và sống một cách tự lập, không bị lệ thuộc vào cha mẹ.

dạy trẻ kỹ năng sống mầm non làm việc nhà

4. Những điều cần lưu ý khi dạy trẻ

Việc dạy trẻ cần cả một quá trình dài và cha mẹ cũng cần áp dụng theo một phương pháp nhất định mới giúp cho cha mẹ nuôi dạy con thành công được. Cha mẹ không nên quá nuông chiều con mà luôn đáp ứng các yêu cầu của con một cách vô điều kiện. Ví dụ như khi con xin cha mẹ để được mua con búp bê đó, thay vì bạn lập tức mua cho bé ngay thì hãy ra điều kiện với bé như chỉ cần bé chịu khó làm việc nhà và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được cha mẹ giao cho thì bạn sẽ mua cho bé con búp bê đó.

Như vậy sẽ giúp bé rèn luyện được tính trân trọng sức lao động hơn, rằng bé sẽ không có được thứ gì nếu mà không chịu bỏ sức lao động ra một cách xứng đáng. Đồng thời nếu như bạn không thể đáp ứng mong muốn của con và từ chối yêu cầu đó thì hãy nên cho bé biết lý do tại sao bạn lại từ chối yêu cầu của bé. 

Việc dạy con yêu cầu cha mẹ phải vừa nghiêm khắc nhưng cũng vừa phải mềm mỏng. Bên cạnh việc luôn nghiêm khắc đưa ra các điều kiện để đổi lại lấy yêu cầu của con thì cha mẹ cũng cần phải cho con thấy được tình thương của cha mẹ dành cho con. Điều này giúp con luôn cảm nhận được rằng cha mẹ mình luôn yêu thương bé và việc cha mẹ nghiêm khắc với yêu cầu của bé là giúp cho bé biết trân trọng giá trị của lao động hơn và giúp bé trưởng thành hơn.

Đồng thời, với những việc con làm tốt, cha mẹ hãy luôn thể hiện tình yêu thương bằng cách khen ngợi trẻ, từ đó sẽ giúp bé có động lực hơn để tiếp tục làm những việc tốt như vậy. Bên cạnh việc khen con, cha mẹ cũng cần biết khen con có giới hạn, không nên khen quá như thay vì nói con làm tốt lại nói con giỏi quá, điều đó khiến con lầm tưởng là bản thân đã quá giỏi rồi nên không cần tiếp tục học hỏi và làm tốt hơn nữa.

Cha mẹ hãy dạy con biết sống mạnh mẽ hơn, phải tự mình đứng dậy khi vấp ngã chứ không phải là nằm khóc ăn vạ. Nhiều cha mẹ thường hay sót con mỗi lần con bị ngã và thường hay có hành động đổ lỗi cho những đồ vật hay những người đang đứng gần đó để dỗ dành con. Tuy nhiên việc này vô tình khiến con có tính ỷ lại và thường hay đổ lỗi cho người khác.

Trẻ con đôi khi thường có tính ích kỷ không biết chia sẻ với người khác. Chính vì vậy mà bạn cần phải dạy bé biết chia sẻ đồ chơi hay món ăn của mình với mọi người xung quanh. Bên cạnh đó, bạn cũng nên dạy bé không nên tùy tiện đụng vào hay lấy đi đồ của người khác mà không được sự cho phép của họ. Cha mẹ cũng vậy, khi thấy con có ý thích và đòi hỏi món đồ chơi của người khác, nếu như món đồ đó rất quý và người đó không muốn chia sẻ hay cho con bạn chơi thì bạn cũng không nên tỏ ra khó chịu hay khuyên người đó nên cho con bạn chơi. Lúc này bạn hãy dạy con rằng việc đòi hỏi món đồ chơi của người khác mà không được cho phép là sai.

dạy trẻ kỹ năng sống mầm non biết phân biệt đúng sai

Bên cạnh những điều cần lưu ý trên, cha mẹ cũng nên thống nhất với ông bà rằng không nên can thiệp vào việc bạn dạy bé. Bởi đôi khi ông bà thường rất nuông chiều cháu dẫn đến việc cháu luôn luôn ỷ lại vào ông bà và không nghe lời cha mẹ.

>>>  Bài viết liên quan:

Giáo dục
3 điều cần lưu ý khi học cử nhân quốc tế tại hcm
Giáo dục
3 lợi ích bất ngờ từ việc luyện kỹ năng nói tiếng Anh
Giáo dục
5 phương pháp học tiếng Anh hiệu quả cho trẻ