Thông tin tổng quát và cấu trúc đề thi IELTS cho người cần
Do sự cần thiết của các chứng chỉ tiếng anh trong học tập và công việc như hiện nay, ngày càng có nhiều người có nhu cầu ôn tập và luyện thi lấy chứng chỉ, trong đó IELTS cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, liệu bạn đã thật sự nắm được những thông tin cần thiết cũng như cấu trúc câu hỏi cụ thể của một bài thi IELTS hay chưa? Nếu chưa, sau đầy mời bạn cùng chúng tôi điểm qua những thông tin chi tiết về nguồn gốc, hình thức cũng như cấu trúc đề thi IELTS để có được những sự chuẩn bị chu toàn nhất cho hành trình ôn tập lấy chứng chỉ của mình nhé.
1. Chứng chỉ IELTS là gì?
Trước khi nói về các thông tin chi tiết của chứng chỉ IELTS, bạn cần hiểu rõ xem IELTS thật sự là gì? IELTS chính là từ viết tắt của International English Language Testing System, hệ thống bài kiểm tra chuyên nghiệp đánh giá trình độ sử dụng tiếng anh của mỗi cá nhân thông qua hình thức kiểm tra toàn diện cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc và viết. Bài thi IELTS được tổ chức và đồng điều hành bởi ba tổ chức giáo dục lớn trên thế giới bao gồm: ESOL của Đại học Cambridge (University of Cambridge ESOL), Hội đồng Anh (British Council) và tổ chức giáo dục IDP của Úc và được triển khai từ năm 1989.
Hiện tại, IELTS được xem là một trong những chứng chỉ ngoại ngữ giá trị nhất trên thế giới và đã xuất hiện tại hơn 140 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 1200 trung tâm được ủy quyền tổ chức và cấp chứng chỉ theo tiêu chuẩn quốc tế trên toàn cầu. Tại Việt Nam, có hai tổ chức được ủy quyền tổ chức thi và cấp chứng chỉ hợp pháp bao gồm Hội đồng Anh British Council (BC) và IDP. Bằng hay chứng chỉ IELTS sẽ là mảnh giấy chứng nhận ghi lại điểm số cũng như kết quả mà bạn đã đạt được trong kỳ thi IELTS. Một bài thi IELTS có điểm số tối đa là 9.0 và tại nước ta có rất ít người đạt được đến ngưỡng trình độ này. Với tấm bằng IELTS điểm số cao trong tay, bạn sẽ rất dễ dàng tìm thấy những cơ hội tuyệt vời trong học tập và công việc như: học bổng du học, trúng tuyển vào các công ty lớn hay chuyên tu nước ngoài,…
2. Các hình thức thi và thời hạn của một tấm bằng IELTS
Nhiều người vẫn nhầm tưởng rằng thi IELTS chỉ có một hình thức duy nhất và mục đích sử dụng của chứng chỉ có thể bị giới hạn. Tuy nhiên điều này hoàn toàn sai, hiện nay, có hai hình thức thi IELTS phổ biến là IELTS Academic và General Training, phục vụ cho từng nhóm đối tượng với mục đích sử dụng chứng chủ khác nhau. Cụ thể như sau:
IELTS Academic: là hình thức thi IELTS có tính học thuật, dành cho những bạn có mục tiêu đi du học hoặc làm việc tại những tổ chức đề cao tính học thuật như Viện hàn lâm…
General Training: là hình thức thi IELTS chung, dành cho những bạn muốn định cư hoặc làm việc ở nước ngoài.
Tùy thuộc vào mục đích sử dụng khác nhau, bạn có thể chọn lựa một trong hai hình thức trên để luyện thi và lấy chứng chỉ theo như nguyện vọng của bản thân mình. Ngoài ra, cũng như nhiều chứng chủ khác, thời hạn có hiệu lực của một tấm bằng IELTS là 2 năm tình từ ngày được cấp. Và khi đã hết hạn thì bạn buộc phải thi lại để được cấp chứng chỉ mới nếu muốn được tiếp tục sử dụng chứng chỉ IELTS phục vụ cho mục đích cá nhân của bản thân mình.
3. Cấu trúc đề thi IELTS cụ thể
Cấu trúc và nội dung của đề thi IELTS được nghiên cứu và phát triển bởi đội ngũ các chuyên gia ngôn ngữ hàng đầu thế giới và phải trải qua quá trình kiểm chứng, thực nghiệm chuyên sâu để đảm bảo được tính công bằng cho các thí sinh dù ở bất kỳ quốc gia, độ tuổi, giới tính hay tôn giáo nào đi chăng nữa. Cấu trúc chung của một bài thi IELTS bao gồm 4 kỹ năng là nghe, nói, đọc và viết.
Tuy nhiên, như đã nói ở trên, có hai hình thức thi IELTS chủ yếu là IELTS Academic và General Training, do đó cấu trúc đề thi IELTS sẽ có đôi chút khác biệt giữa hai hình thức thi này. Sự khác biệt chủ yếu đến từ bộ từ vựng và nội dung của bài thi, vì hai hình thức này phục vụ cho hai mục đích hoàn toàn khác nhau của các thí sinh là học tập và làm việc. Chính vì vậy, nội dung thi ở một số phần cũng sẽ khác để phù hợp với tính chất và mục đích sử dụng của thí sinh sau khi hoàn tất kiểm tra và được cấp chứng chỉ hợp quy định.
>>> Tìm hiểu thêm: 06 mẹo luyện nghe tiếng anh giao tiếp tốt nhất hiện nay