Giáo dục

Lộ trình học tiếng anh cho người mất gốc như thế nào hiệu quả?


Các thống kê cho thấy, nếu bạn là người có kiến thức tiếng anh ở con số 0 tròn trĩnh thì cần trung bình ít nhất 120 giờ học để có được nền tảng cơ bản nhất, thời gian này có thể tăng lên hoặc giảm xuống tùy thuộc vào mục tiêu và phương pháp học của bản thân. Nếu bạn đang trong tình trạng này hãy tham khảo lộ trình học tiếng anh cho người mất gốc trong bài viết dưới đây.

Học từ vựng

Nếu bạn xác định được mình bị mất gốc tiếng anh vậy phải bắt đầu từ đâu? Lời khuyên là bạn nên học từ vựng. Có được một số lượng từ vựng cơ bản sẽ giúp bạn tự tin hơn khi thực hiện các kỹ năng khác như nói, nghe và viết.

Trên thực tế, từ vựng chính là bước quan trọng để xây dựng nền tảng nhưng bạn cũng không nên nhồi nhét từ quá nhiều trong khoảng thời gian ngắn. Tốt nhất bạn nên học từ vựng một cách chọn lọc, học theo chủ đề, học những từ vựng thường sử dụng trong cuộc sống, nên học cả câu, cả cụm từ, thành ngữ.

Nếu muốn học từ vựng nhớ lâu hãy học cách viết của từ, cách phát âm, tra nghĩa, lấy ví dụ cụ thể. Mỗi ngày bạn chỉ cần học thuộc nhuần nhuyển 5 từ vựng và thường xuyên ôn bài để nhớ lâu.

Nếu bị mất gốc tiếng anh, hãy bắt đầu bằng việc học từ vựng

Học ngữ pháp

Việc nắm được cấu trúc ngữ pháp sẽ giúp bạn biết cách sử dụng ngôn ngữ. Do đó, nếu bạn đang bị mất gốc tiếng anh thì nên chú trọng đến vấn đề này. Để học hiệu quả ngữ pháp tiếng anh hãy chú ý đến các thì, câu điều kiện, câu bị động, câu so sánh, cách đặt câu hỏi, câu trả lời…

Học phát âm

Một khi bạn phát âm đúng, chuẩn sẽ giúp người nghe tiếp nhận một cách dễ dàng, chính xác. Với lộ trình học tiếng anh cho người đang bị mất gốc ở mức căn bản, hãy chú ý học phát âm ngay từ đầu bởi chỉ khi bạn nói đúng thì cuộc giao tiếp mới diễn ra suôn sẻ.

Vậy để học phát âm phải bắt đầu từ đâu? Lời khuyên cho bạn ở đây là nên xem phim, nghe các chương trình tiếng Anh trên BBC, VOA,…và bắt chước giống theo lời nhân vật. Bên cạnh đó, bạn có thể tham gia các câu lạc bộ, trung tâm anh ngữ để rèn luyện kỹ năng phát âm của mình.

Học nghe

 Nghe tiếng anh cũng là kỹ năng rất quan trọng

Luyện nghe cũng là cách giúp bạn nắm bắt được ngữ điệu tiếng anh thuần thục, nhuần nhuyễn nhất. Với người đang bị mất gốc tiếng anh việc chọn tài liệu nghe đúng trình độ, nghe thật nhiều, nghe bất kỳ lúc nào, nghe xong và lặp lại là điều rất quan trọng. Hoặc bạn cũng có thể nghe băng đĩa, nghe nhạc, radio, xem các chương trình truyền hình, xem phim có phụ đề tiếng anh, luyện nghe trên các trang web miễn phí,… Hãy cố gắng thực hành đều đặn thường xuyên mỗi ngày để đạt được hiệu quả bạn nhé.

Học nói

Trong các kỹ năng tiếng anh, nói cũng vô cùng quan trọng do đó bạn cũng nên dành thời gian để học tập, ôn luyện đều đặn mỗi ngày. Khi bạn chủ động nói sẽ tạo được thói quen phản xạ tốt nhất.

Ở mức độ đầu, hãy nói tiếng anh với những câu đơn giản, nó sẽ giúp bạn nhớ bài, phản xạ nhanh trong tình huống thực tế. Bạn có thể tự nói trước gương, thu âm và nghe lại để chỉnh lỗi sai, học nói cùng bạn bè hay tham gia các câu lạc bộ tiếng anh.

Học đọc

Hãy đọc to, đọc thường xuyên mỗi ngày, lựa chọn tài liệu đọc mà bạn yêu thích, đơn giản, dễ đọc như truyện trẻ em, truyện trinh thám, báo, tạp chí, giáo trình tiếng anh, tài liệu trên Internet,… Nếu bạn tập luyện được thói quen này sẽ không gây cảm giác chán nản, muốn từ bỏ mà còn tăng phần hứng thú.

Học viết

Nếu học viết với người đang mất gốc thì nên bắt đầu từ đâu? Lời khuyên cho bạn ở đây là hãy cầm bút lên và luyện viết những câu đơn giản về chủ đề xung quanh mình, tự đặt câu hỏi và trả lời bằng tiếng anh. Khi bạn có một chút kỹ năng viết thì có thể viết nhật ký, viết mail bằng tiếng anh, nhắn tin với bạn bè bằng tiếng anh hàng ngày. Bạn nên chú ý kiểm tra lỗi chính tả để kịp thời khắc phục, sửa sai.

Hy vọng bài chia sẻ về lộ trình học tiếng anh cho người mất gốc trên sẽ giúp các bạn biết thêm một phương pháp học hiệu quả.

Giáo dục
5 phương pháp học tiếng Anh hiệu quả cho trẻ
Giáo dục
Tuyển sinh cao học trình độ Thạc sĩ Hành chính công MPA
Giáo dục
Tuyển sinh đại học quốc tế 2018: Đối tượng Nhóm ưu tiên 1 và 2 trong xét tuyển ĐH