Giáo dục

Phát triển kỹ năng viết nhờ kỹ thuật viết theo tranh


Bạn đang muốn trau dồi kỹ năng viết? Các giáo trình tiếng Anh cho người đi làm hiện nay thì mơ hồ và nhàm chán? Vậy hãy xem ngay bài viết dưới đây để tiếp cận với một phương pháp mới nhằm nâng cao kỹ năng viết cực kỳ hiệu quả.

Phát triển kỹ năng viết nhờ kỹ thuật viết theo tranh

Tranh là một loại hỗ trợ nhìn giúp cho người học phát triển kỹ năng viết. Chúng ta có thể phát huy tính năng của tranh từ nhiều góc độ. Ví dụ: miêu tả tranh, phán đoán sự kiện xảy ra, bình luận nội dung tranh, v.v.

Tranh đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kỹ năng viết. Và việc sử dụng tranh nhằm mục đích miêu tả, giúp cho việc phát huy ý tưởng dễ dàng và trọn vẹn hơn.

Lợi ích của việc viết theo tranh

Tranh có rất nhiều lợi ích, đặc biệt đối với việc nâng cao kỹ năng viết; bao gồm như sau:

  • Một bức tranh chọn đúng mục tiêu gây hứng thú cho người học, làm cho họ thích viết.
  • Tranh gợi lên văn cảnh để sử dụng ngôn ngữ. Những văn cảnh ấy có thể là thế giới thực bên ngoài lớp học, thế giới bản ngữ mà người học chưa có cơ hội tiếp xúc, ví dụ như một cảnh đường phố ở London.
  • Tranh có thể giúp người học viết một cách khách quan, ví dụ miêu tả cảnh trong tranh, và cũng có thể gợi lên suy nghĩ của người viết về văn cảnh, sự kiện trong tranh, ví dụ bình luận về một cảnh quan.
  • Tranh có thể dùng để gợi ý câu trả lời đối với một câu hỏi cụ thể, cũng có thể gợi hướng sử dụng ngôn ngữ một cách đa dạng, khi tiến hành các loại bài tập có khống chế.
  • Tranh thể hiện nội dung của một sự kiện, ví dụ một cảnh nguồn nước bị ô nhiễm. Nó là yếu tố ‘lấp đầy’ khoảng trống thông tin giữa người viết và sự kiện. Người viết tiến hành bài viết của mình trên cơ sở thông tin được cung cấp.

Kỹ thuật viết theo tranh nâng cao kỹ năng viết

Kỹ thuật sử dụng tranh

Vậy làm thế nào để giáo viên có thể sử dụng kỹ thuật này vào việc dạy học sinh? Sau đây sẽ là 04 bước giúp giảng dạy học sinh về kỹ thuật sử dụng tranh. 

Bước 1:

Treo tranh lên tường hoặc phát cho người học một bản sao bức tranh. Gợi ý họ đưa ra những từ/nhóm từ mà họ đã biết, liên quan đến bức tranh. Sau đó dạy trước một số từ quan trọng ít người biết và khó đối với họ.

Bước 2:

Làm việc theo nhóm/đôi để dựa vào nội dung bức tranh có trong tay, xây dựng câu chủ đề. Câu chủ đề này có thể bắt đầu bằng một câu miêu tả nếu theo thủ pháp miêu tả; hoặc có thể bằng một câu mở đầu câu chuyện nếu theo thủ pháp kể chuyện. Gọi một vài người xung phong đứng dậy đưa ra câu chủ đề của mình. Giáo viên có thể nhận xét về cách mở đầu câu chuyện, nhưng không quyết định chọn cách nào, để người học tự do với ý tưởng của mình.

Bước 3:

Làm việc theo nhóm/đôi. Miêu tả toàn cảnh bức tranh rồi đi vào miêu tả chi tiết từng góc của bức tranh, từng nhóm người với những hoạt động khác nhau. Trong khi tiến hành miêu tả hay kể chuyện, giáo viên có thể gợi ý cho các nhóm bằng những câu hỏi khác nhau để gợi mở vấn đề.

Gọi một số người xung phong đứng lên kể miêu tả/kể chuyện về nội dung bức tranh. Khuyến khích người học nhận xét về những câu chuyện đó. Tránh phê phán theo ý mình. Gợi lên những điều còn thiếu hoặc không đúng với nội dung tranh, v.v.

Bước 4:

Làm việc cả lớp. Thảo luận. Gợi ý người học nêu ra vấn đề thảo luận. Có thể bắt đầu bằng những câu hỏi dễ và đơn giản.

Bạn thấy đây, không nhất thiết cứ phải dựa vào những giáo trình tiếng Anh cho người đi làm mới tìm ra được những phương pháp tối ưu nhất. Đôi lúc có những phương pháp đơn giản, dễ vận dụng và luyện tập lại mang tính hiệu quả hơn.

Tham khảo những phương pháp dạy tiếng Anh cho người lớn khác tại đây.

Giáo dục
Mẹo nhỏ để bạn bắt đầu và kéo dài cuộc trò chuyện bằng tiếng Anh
Giáo dục
phần mềm luyện nghe nói tiếng anh nào tốt? Nên học qua ứng dụng không?
Giáo dục
Chương trình học STEM có phù hợp trong thời đại công nghệ số 4.0?