Những khó khăn cho người mới học tiếng Anh giao tiếp
Trong xu thế toàn cầu hóa, hiện đại hóa hiện nay, Anh ngữ gần là kĩ năng quan trọng bật nhất cho thế hệ trẻ. Hầu như tất cả sinh viên dù bất cứ ngành nào chứ không riêng gì sư phạm Anh, các ngành liên quan đến quốc tế, ngôn ngữ Anh… đều cần biết đến ngôn ngữ thông dụng này dù là cấp bậc nào. Đối với những người không cần chuyên môn cao thì kĩ năng giao tiếp sơ đẳng tiếng Anh là quan trọng và nên được ưu tiên. Vậy những trở ngại và cách học tiếng Anh giao tiếp có gì khó khăn?
1. Trở ngại đầu tiên : ngữ âm
Nếu như Tiếng Việt là ngôn ngữ có nguyên tắc đánh vần, chỉ cần học bộ nguyên tắc đánh vẫn là từ đó trở đi từ nào cũng có thể nhìn mặt chữ để đọc được. Chúng ta chỉ cần ghép các phụ âm và nguyên âm với nhau là được, từ nào cũng vậy, phần trăm của bất quy tắc hầu như bằng 0. Tiếng Anh thì không như vậy, với tiếng Anh chúng ta không thể nhìn mặt chữ của một từ để biết chính xác cách đọc của từ đó. Ví dụ:
Tên của diễn viên Sean Bean, 2 từ trừ 2 phụ âm là S và B thì còn lại đều giống nhau, nhưng lại không phát âm như nhau. Từ Sean đọc là /ʃɔːn/ và Bean đọc là /bēn/
Đây là lỗi mà người mới học tiếng Anh giao tiếp lần đầu rất hay gặp phải vì bị ảnh hưởng bởi ngôn ngữ mẹ đẻ.
Cách giải quyết chính là, bạn cần từ điển và những đoạn clip giao tiếp của người bản xứ, và tuyệt hơn chính là có một người bạn tốt tiếng Anh hay người bản xứ. Tiếng Anh có tầm 3000 từ thông dụng, những người này chắc chắn sẽ phát âm đúng gần như tất cả các từ ấy vì họ đã tiếp xúc với ngôn ngữ này được một thời gian dài. Nếu không cũng đừng lo, các app từ điển hay các đoạn video trên mạng đa số đều miễn phí.
2. Trở ngại thứ hai: Từ vựng
Từ vựng chính là “nguyên liệu” để có thể tạo ra hoạt động giao tiếp. Và thành thạo, nhuần nhuyễn từ vựng là “xương sống” để giao tiếp được trôi chảy. Tuy nhiên, từ vựng trong tiếng Việt còn “chông gai” để học, thì dĩ nhiên từ vựng của các ngôn ngữ khác cũng vậy. Sự cách biệt văn hóa cũng làm cho từ vựng trong tiếng Anh càng khó hơn. Một trong những vấn đề có thể kể đến chính là không nhớ hết từ vựng.
Nguyên nhân của việc thường xuyên quên từ, nghĩa của từ, chính tả… chính là :
Không hiểu từ, chỉ thuộc lòng nghĩa lý thuyết, không thể vận dụng từ sẽ làm bạn dễ quên từ hơn. Một từ hữu dụng, làm bạn thấy có ích sẽ làm bạn nhớ lâu hơn.
Không ôn tập thường xuyên. Đối với người vừa bắt đầu thì cách học “buộc” bộ não nhớ là cách dễ nhất dù có hơi khó khăn hơn là để nó tự thâm nhập vào não bộ.
Học quá tải từ vựng. Việc này kéo theo bạn không ấn tượng được từ vựng nào dù đã dung nạp vô số từ.
Nhiều người nghĩ chỉ cần giao tiếp tiếng anh hằng ngày thì không cần quá nhiều từ vựng, tuy nhiên một ngày có biết bao tình huống xảy ra, nếu không có vốn từ vựng ổn định một chút thì bạn sẽ không hoàn thành được quá trình giao tiếp. Do đó cách khắc phục chính là : Học từ theo cụm từ, ứng dụng vào từng ngữ cảnh, thường xuyên nhắc tới từ đó, ứng dụng trực tiếp trong đời sống và công việc. Dùng từ điển, sổ tay, các app học… thường xuyên, có kế hoạch, điều độ sẽ giúp bạn ghi nhớ từ vừa nhẹ nhàng, vừa chắc chắn.
3. Trở ngại thứ 3 : không nói được những từ đã học
Đôi khi bạn đã chuẩn bị nhiều từ vựng hay, chính xác để nói nhưng lại… không thể nói ra một cách trôi chảy dù bạn không hề quên. Đây là do bạn đã không kết hợp 2 phương pháp tập ghi nhớ và tập nói. Có thể trong quá trình ghi nhớ bạn đã quen với việc nhìn từ vựng và đọc nó mà quên mất cũng nên không nhìn từ và nói ra nó trong 1 câu, 1 cụm. Tóm lại, bạn chỉ sử dụng kỹ năng READING chứ không dùng kỹ năng SPEAKING (phát âm, nhắc lại, nói câu hoàn chỉnh chứa từ đó). Để khắc phục thì dĩ nhiên bạn cần nói từ bạn đã học ngay trong lúc vừa học xong để đạt được hiệu quả.
Vậy phía trên đây đã trình bày những trở ngại cơ bản nhất và cách học tiếng Anh giao tiếp sơ đẳng nhất cho những ai vừa tiếp xúc. Tất nhiên khi bạn đã đạt đến các trình độ khác thì cách học này đôi khi không còn đủ phù hợp, tuy nhiên chắc chắn nó sẽ có ích với những ai vừa chập chững tiếp xúc với ngôn ngữ toàn cầu này.
>>>> Xem thêm: Top trung tâm học ielts ở hà nội uy tín, chất lượng