Mẹ và bé

Dạy trẻ kỹ năng sống mầm non giúp trẻ tự tin


Việc dạy trẻ kỹ năng sống mầm non giúp trẻ có thể tự tin hơn khi bước ra khỏi không gian gia đình. Chính vì thế mà các bậc cha mẹ cần hết sức chú trọng vào việc rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ ngay từ bậc mầm non.

1. Dạy trẻ kỹ năng sống mầm non tự chăm sóc bản thân

Ngay từ khi còn nhỏ, khi trẻ được 18 tháng tuổi, bạn có thể bắt đầu áp dụng phương pháp dạy trẻ kỹ năng sống mầm non tự chăm sóc bản thân bé. Việc này giúp bé dễ dàng hòa nhập được với môi trường bên ngoài hơn, đồng thời tự chăm sóc bản thân giúp cha mẹ yên tâm hơn khi con ra ngoài.

dạy trẻ kỹ năng sống mầm non

Bạn nên bắt đầu bằng việc dạy trẻ một số kỹ năng chăm sóc bản thân cơ bản như tự ăn, uống nước, đi vệ sinh hay tự thay đồ….

2. Kỹ năng sống mầm non tự sắp xếp đồ đạc

Kỹ năng sắp xếp đồ đạc là rất quan trọng. Việc này giúp hình thành trong trẻ ý thức sống luôn gọn gàng ngăn nắp. Lối sống gọn gàng ngăn nắp là một lối sống cực kỳ tốt, giúp việc tìm kiếm mọi thứ trong nhà dễ dàng hơn, tiết kiệm không gian…

Để rèn luyện cho bé kỹ năng này bạn nên bắt đầu bằng việc sắp xếp đồ đạc trong nhà gọn gàng trước, phân chia khu vực để đồ trong nhà. Bạn cũng nên yêu cầu bé tự mình sắp xếp đồ chơi và để đồ lại vị trí cũ sau khi đã dùng xong.

3. Kỹ năng sống mầm non lễ phép với người lớn

Việc dạy trẻ kỹ năng lễ phép với người lớn là rất quan trọng. Bởi lẽ đây là quy tắc giao tiếp tối thiểu của người Việt. Hơn nữa, tất cả chúng ta đều hiểu tầm quan trọng của một lời chào hỏi, nó sẽ giúp chúng ta xóa tan đi khoảng cách giữa người với người. Việc dạy trẻ  kỹ năng chào hỏi người lớn cũng giúp trẻ trở lên tự tin hơn, đồng thời nhận được sự yêu quý từ người lớn.

Để rèn luyện việc này bạn nên làm gương trước cho bé, sau đó cũng thường xuyên nhắc nhở bé làm theo mình, dần dần sẽ hình thành trong bé thói quen phải luôn luôn lễ phép chào hỏi người lớn.

rèn luyện kỹ năng sống mầm non cho trẻ

4. Kỹ năng sống mầm non phụ giúp cha mẹ

Tùy theo sức của bé mà bạn có thể phân công công việc cho bé làm cùng với các thành viên trong gia đình. Việc phân công công việc cho bé, giúp bé rèn luyện tính chăm chỉ, tinh thần trách nhiệm trong công việc của mình. Đồng thời cũng giúp gắn kết tình cảm gia đình. Hơn nữa, nhờ việc phụ giúp các công việc trong gia đình cũng giúp bé biết quý trọng giá trị lao động hơn.

>>> Xem thêm: Trường mầm non quốc tế cho trẻ

5. Kỹ năng sống mầm non giải quyết vấn đề

Kỹ năng giải quyết vấn đề là một kỹ năng sống mầm non cần thiết cho trẻ. Trẻ nhỏ còn quá non nớt để xử lý vấn đề xung quanh mình, chúng cũng là đối tượng dễ gặp nguy hiểm nhất. Vì vậy bạn lại càng phải chú trọng trong việc dạy trẻ cách giải quyết vấn đề xảy đến với bé. Vì bạn không thể lúc nào cũng có ở bên bé 24/24 giờ để giúp bé được. Bạn nên thường xuyên đưa ra những tình huống cho bé như nếu bé đi lạc thì sẽ phải xử lý như thế nào, khi bé gặp người lạ đột nhiên đòi dắt bé đi thì sẽ phải xử lý ra sao….. Bạn cũng nên chú trọng đưa ra lời khuyên và dặn dò bé kĩ lưỡng mỗi khi bé ra ngoài hoặc ở một mình. Ngoài ra, bạn cũng nên dạy bé nhớ một số thông tin cá nhân cần thiết của cha mẹ để bé có thể dễ dàng nhờ người khác giúp đỡ tìm ra bạn nếu không may bé bị lạc.

6. Kỹ năng sống mầm non chia sẻ với người khác

Có rất nhiều đứa trẻ sống rất ích kỷ, cá nhân và không chịu chia sẻ đồ của mình cho người khác. Chính vì việc cha mẹ quá chiều chuộng bé. Đôi khi thấy bé có ý thích một món đồ nào đó, cha mẹ bé không những không ngăn cản bé mà lại còn ra mặt muốn lấy món đồ đó cho bé. Điều đó khiến bé luôn nghĩ rằng bản thân muốn gì được đó, và trở lên sống ích kỷ, luôn muốn sở hữu món đồ mà bé muốn, những thứ mà bé thích mà không hề biết chia sẻ cho ai. Chính vì vậy bạn cần phải luôn luôn dạy bé phải biết chia sẻ đồ cá nhân với mọi người xung quanh. Dạy bé phải luôn biết nhường nhịn mọi người, đặc biệt là những bạn nhỏ tuổi hơn.

7. Kỹ năng sống mầm non biết lắng nghe mọi người xung quanh

Kỹ năng lắng nghe người khác đối với trẻ nhỏ dưới 6 tuổi đơn giản chỉ là việc bạn dạy trẻ phải luôn luôn bình tĩnh lắng nghe người khác nói. Nhiều đứa trẻ rất nóng nảy, thường xuyên cãi nhau với bạn bè và người lớn…. Việc này khiến mối quan hệ của bé với những người xung quanh trở lên không được tốt. Do đó bạn cần phải kiềm chế tính cách này của bé. Đối với mỗi lần bạn thấy bé cãi nhau với bạn bè bạn không nên chạy đến bênh vực cho bạn bè mà phải kêu bé dừng lại và lắng nghe ý kiến của bé, hỏi bé lý do tại sao lại cãi nhau, đồng thời phân tích cho bé hiểu bé đúng và sai như thế nào, dạy bé cần phải bình tĩnh lắng nghe ý kiến của người khác.

dạy trẻ kỹ năng sống mầm non cần thiết

8. Kỹ năng sống mầm non trung thực

Đối với trẻ mầm non, việc dạy trẻ phải luôn trung thực là rất quan trọng, nó góp phần hình thành lên nhân phẩm đạo đức của bé sau này. Vì vậy bạn cần phải luôn luôn khuyến khích trẻ nói thật, dạy bé rằng nói dối là không tốt. Bạn cũng nên tránh nói dối trước mặt bé, để tránh bé học theo.

>>> Tìm hiểu thêm về cách dạy trẻ kỹ năng sống mầm non

Mẹ và bé
Những cách giúp ba mẹ hướng dẫn bé làm việc nhà hiệu quả
Mẹ và bé
Làm gì để rèn luyện sự tập trung cho bé?
Mẹ và bé
Rèn luyện kỹ năng sống mầm non cho trẻ