16/01/2019
Mẹ và bé
Vas khuyến khích dạy kỹ năng sống mầm non cho bé
Trẻ nhỏ không ngừng phát triển thông qua các hoạt động sống hàng ngày, những hoạt động sinh hoạt này sẽ góp phần vào việc hình thành kỹ năng sống mầm non cho các con. Nhưng để đạt được điều này vai trò của ba mẹ và nhà trường là không hề nhỏ.
Dưới đây là một số kỹ năng sống mầm non mà VAS hi vọng trẻ có thể học được trong giai đoạn thơ ấu của mình. Các bậc phụ huynh hãy cùng tìm hiểu nhé!.
1. Kỹ năng tự lập ngay từ bé
Các giáo sư trong lĩnh vực giáo dục cho rằng: một đứa trẻ không vượt qua được những thử thách nhỏ trong cuộc sống sẽ không thể vượt qua những thử thách lớn trong cuộc đời sau này của các em.
Ngày xưa, trẻ em thường dùng dao để gọt bút chì, nhưng vào hiện nay, khi công nghệ tiên tiến và dụng cụ gọt bút chì ra đời thì việc dùng dao đã không còn phù hợp. Có thể thấy, trong thời buổi hiện nay, trẻ em được bảo bọc và được tạo điều kiện phát triển gần như là tuyệt đối. Môi trường của trẻ đã được biệt lập với các mối nguy hiểm bên ngoài.
Tuy nhiên, đứng ở 1 góc độ khách quan nhìn nhận vấn đề này, một đứa trẻ không thường xuyên tiếp xúc với những khó khăn trong cuộc sống. Lâu dần, trẻ sẽ mất đi khả năng tự lập và đương đầu với những tình huống khó. Kỹ năng tự lập cũng vì thế mà mai một dần bởi vì được sự bao bọc quá nhiều từ gia đình và xã hội.
Ví dụ như khi trẻ con muốn trèo cây, đây được xem là một hành động nguy hiểm đối với trẻ trong mắt các bậc phụ huynh. Nhưng thực tế, khi con có ý định muốn trèo cây, nghĩa là trẻ sẽ phải học cách quan sát cái cây trước mặt và phán đoán xem: "cái cây này, mình có thể trèo được hay không?". Sau đó, trẻ sẽ phải quan sát: nên bắt đầu trèo từ đâu? và nhành cây nào thì có thể giúp bé giũ được thăng bằng trọng lượng cơ thể. Sau những bước tính toán phân tích như thế thì trẻ mới bắt đầu trèo cây. Tất nhiên là trẻ vẫn có thể bị ngã do tính toán ban đầu của con khác xa so với thực tế. Nhưng khi bé bị ngã, sự thất bại đó sẽ giúp trẻ học được kinh nghiệm.
Việc ba mẹ can thiệp quá nhiều vào cuộc sống của con sẽ cản trở khả năng tự học tập, tư duy, cũng như khả năng tự lập của trẻ. Khi trẻ mới bắt đầu tập đi sẽ không tránh khỏi sự vấp ngã, sau đó thì trẻ giữ được thăng bằng và có những bước đi vững vàng hơn. Trong quá trình trẻ tập đi bị ngã, nếu ba mẹ vội vàng đỡ bé dậy, sẽ hình thành một thói quen chờ đợi người tới giúp mỗi khi bị ngã, điều này là không nên. Vì trong cuộc sống sau này của con sẽ không có nhiều người trong tư thế sẵn sàng giúp bé đứng dậy.
Tuy nhiên, nói vậy không có nghĩa là ba mẹ bỏ mặc con cái trong mọi tình huống. Thay vào đó, phụ huynh cần cân nhắc từng tình huống cụ thể, mức độ nguy hiểm để cho bé tự trải nghiệm. Cũng có những trường hợp, ba mẹ phải tuyệt đối biệt lập con với những nguy hiểm bên ngoài.
2. Kỹ năng sống mầm non giúp trẻ thích nghi cuộc sống
Ở Nhật, ba mẹ thường khuyến khích trẻ đến trường 1 mình, đây được xem là một kỹ năng sống mầm non ở trẻ. Vì trong lúc trẻ đi trên đường 1 mình, con sẽ gặp rất nhiều sự vật, sự việc, những lúc không có ba mẹ bên cạnh, trẻ sẽ phát huy tối đa khả năng xử lý tình huống của mình.
Một giáo sư người Nhật đã dạy dỗ đứa con gái bé bỏng bằng cách này, để con tự ra ngoài 1 mình và âm thầm quan sát khả năng xử lý tình huống của bé. Sau đó, con gái ông đã trở về nhà an toàn. Một lần khác, ông dạy con 1 mình đi mua vé tàu, nếu có lạc đường thì nên hỏi các chú cảnh sát và khi trở về thì có thể đi đường khác. Con gái ông đã làm y theo những gì người bố dạy bảo. Và ông đã thành công trong việc vận dụng phương pháp này cho bé.
Tuy nhiên, phương pháp này cũng có mặt hạn chế, vì chúng ta phải tính được độ an toàn tuyệt đối của trẻ khi đi trên đường cũng như lường trước thất bại như con có thể bị lạc đường, bị ngã, v.v... nên phương pháp này cũng rất khó thực hiện.
Nhưng chúng ta cũng có thể áp dụng điều này trong phạm vi nhỏ bằng cách dẫn con đến viện bảo tàng cho bé tham quan và bảo con lên kế hoạch sẽ đi những đâu, sau đó để trẻ 1 mình khám phá và gặp nhau tại 1 địa điểm được chọn lựa sẵn. Điều này cũng sẽ giúp các con học được cách xoay sở khi 1 mình.
Cách đây không lâu đã có một sự việc đáng tiếc xảy ra tại trường trung học, nguyên nhân là do que diêm nhỏ của một em học sinh. Chỉ vì trước đó, cậu không hề cầm que diêm trong giờ thí nghiệm, nên khi gặp que diêm, cậu không biết tác dụng của chúng như thế nào nên đã lấy ra nghịch dẫn đến những hậu quả đáng tiếc như thế. Đây là câu chuyện của việc thiếu kinh nghiệm thực tiễn do trẻ luôn được bảo vệ trong môi trường quá an toàn và thiếu sự va chạm.
Để trẻ nhỏ tiếp xúc với công việc mang tính chất nguy hiểm nhất định là điều cần làm. Quan trọng hơn hết là thông qua những hoạt động này để giúp trẻ rèn luyện những kỹ năng sống mầm non cần thiết để chuẩn bị cho giai đoạn phát triển sau này.
Mong rằng những thông tin trên đây đã giúp đỡ các bậc cha mẹ có thêm kinh nghiệm trong việc giáo dục trẻ mầm non và trẻ nhỏ. Ngoài ra, phụ huynh có thể tham khảo thêm tại đây những mẹo giúp bé phát triển nhé!
Bài viết liên quan