16/01/2019
Mẹ và bé
Dạy trẻ các kỹ năng sống mầm non hiệu quả và bổ ích
Từ khi sinh ra, cho đến khi bé đến độ tuổi mầm non, ba mẹ dường như phải mất ăn mất ngủ rất nhiều, mong muốn con phát triển khỏe mạnh và lớn lên thành một đứa trẻ ngoan. Nhưng để làm được điều đó, việc giáo dục con cái từ độ tuổi thiếu nhi là điều rất cần thiết.
Vậy ba mẹ phải bắt đầu từ đâu và dạy trẻ những thói quen, phép tắc ứng xử như thế nào khi trẻ chưa hoàn toàn có thể nhìn nhận vấn đề như người lớn? VAS sẽ bật mí cho ba mẹ ngay sau đây nhé!
1. Giúp trẻ học ăn
Nếu hiểu theo nghĩa rộng, việc học ăn ở đây là việc giáo dục trẻ em học cách lịch sự, tinh tế trong ăn uống. Ví dụ, mời người lớn trước khi ăn, không giành phần lớn, miếng ngon, không chỉ nghĩ đến việc ăn các món ăn yêu thích của mình mà không quan tâm đến những người xung quanh, ...
Theo nghĩa hẹp hơn, trẻ em cần phải phát triển thói quen ăn uống lành mạnh và khoa học như đầy đủ dưỡng chất, cân bằng các nhóm thực phẩm..
2. Giúp trẻ học nói
Giao tiếp là kỹ năng rất quan trọng không chỉ đối với người lớn mà còn đối với trẻ nhỏ. Học cách nói chuyện đúng phép, phù hợp với lứa tuổi, kính trên nhường dưới chưa bao giờ là thừa. Ngoài ra, cha mẹ cũng cần phải tạo ra một môi trường thuận lợi cho trẻ em phát triển vốn ngôn từ, sự tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp hàng ngày.
Cho trẻ tham gia các câu lạc bộ năng khiếu, tham dự các lễ hội, khu vui chơi, công viên công cộng để trẻ em có cơ hội tham gia các hoạt động tập thể, gặp gỡ và trao đổi với bạn bè cũng là những điều bố mẹ không nên bỏ qua.
3. Giúp trẻ cách học gói
Đây có thể được hiểu là học cách tự sắp xếp các vấn đề của mình, biết độc lập, tự chăm sóc cho bản thân mà không phụ thuộc vào người khác. Ở lứa tuổi này, trẻ em cần được trang bị một số kỹ năng như tự lập, tiết kiệm, không lãng phí, biết giúp cha mẹ làm việc nhà, biết bảo vệ bản thân, không nghe lời, đi theo người lạ hay cho những ai không quen biết vào nhà.
4. Giúp trẻ cách học mở
Chúng ta thường rất khó mở lòng với người khác, và trẻ nhỏ cũng không phải là ngoại lệ. Tuy nhiên, nếu không biết cách chia sẻ, cộng với việc không có đủ kinh nghiệm để xử trí khi có vấn đề phát sinh, việc này có thể dẫn đến các vấn đề tiêu cực làm ảnh hưởng đến tinh thần lẫn thể chất của trẻ.
Và trong việc học kỹ năng này, sự quan tâm của cha mẹ là chìa khóa cần thiết để tạo sự tin tưởng cho bé thể hiện suy nghĩ của mình. Những lời động viên đúng lúc của người thân cũng là cơ sở để bé có thể mở lòng mình hơn.
5. Cách khắc phục lỗi nói leo của trẻ nhỏ
Hầu hết trẻ nhỏ đều có thói quen nói leo, nói nhại theo lời ba mẹ hoặc ngắt lời ba mẹ. Và mặc dù đã nhắc nhở nhiều lần nhưng dường như bé vẫn chưa bỏ được tật xấu này. Vì vậy, có một mẹo nhỏ được chia sẻ trong bài viết này được giới thiệu bởi Kristen Berger - một hướng dẫn viên kỹ năng sống mầm non và là một diễn giả chuyên nghiệp. Kristen cho biết cô đã áp dụng phương pháp này cho con gái cô và thu được kết quả khá thành công.
Kristen Berger đã hướng dẫn phương pháp này trên một kênh YouTube cá nhân gọi là Kristen cho tất cả các bà mẹ trên Thế Giới có thể tham khảo và thực hiện.
Các bước thực hiện
- Bước 1: Khi bé muốn cha mẹ chú ý đến mình, hãy đặt tay lên người bố mẹ.
- Bước 2: Nếu ba mẹ có thể nghe điều con muốn nói ngay lúc đó, họ sẽ đặt bàn tay mình lên bàn tay của trẻ để thể hiện sự đồng ý.
- Bước 3: Cha mẹ xin phép tạm ngừng cuộc trò chuyện với khách.
- Bước 4: Các bậc cha mẹ sẽ quay sang con mình, nhấc tay lên và lắng nghe chia sẻ của bé.
Chìa khóa cho phương pháp này là ở ngôn ngữ cơ thể. Ngôn ngữ cơ thể, đặc biệt là tiếp xúc nhẹ, là một cách tuyệt vời để giao tiếp. Việc cha mẹ đặt tay mình lên trên tay của con cho thấy họ đã hiểu được rằng con có điều muốn nói và có nghĩa là họ quan tâm đến những suy nghĩ của con, nhưng trước hết cha mẹ cần phải hoàn thành công việc hoặc cuộc trò chuyện của mình với khách trước đã.
Kết quả thực nghiệm:
Phương pháp này đã được rất nhiều bà mẹ áp dụng thành công và họ dành tặng rất nhiều lời khen ngợi cho Kristen Berger, trong đó có Kate. Trong một lần đến nhà người bạn thân chơi, Kate đã rất ngạc nhiên bởi cậu con trai chỉ mới ở độ tuổi mầm non của cô bạn mình vô cùng kiên nhẫn đợi cho đến khi mẹ cậu kết thúc câu chuyện rồi mới bắt đầu chia sẻ những điều mình muốn nói.
Theo Kate: "Thay vì làm gián đoạn hay cắt ngang lời mẹ, cậu bé chỉ đơn giản là đặt tay lên cánh tay của mẹ mình và chờ đợi người bạn của tôi đặt tay ngược lại lên bàn tay nhỏ bé đó. Và chúng tôi lại tiếp tục cho đến khi câu chuyện của mình kết thúc, sau đó, cô ấy mới quay sang con trai và hai mẹ con mới bắt đầu nói chuyện, tôi đã rất ngạc nhiên! Vì chỉ với một cách thức rất đơn giản, nhẹ nhàng và tôn trọng nhau, con trai của bạn tôi đã biết cách lịch sự xin phép sự chú ý của mẹ vào câu chuyện của mình".
Kate và chồng cô ngay lập tức bắt đầu áp dụng cách tiếp cận mới này và cũng nhanh chóng nhận được về kết quả khả quan, và bây giờ những đứa con của người mẹ trẻ này đã bỏ được thói xấu ngắt lời người lớn hiệt quả. Kate cũng viết, tôi không còn phải nói “Hãy chờ mẹ một chút” hay thậm chí là la hét “Đừng cắt ngang lời mẹ” như trước nữa. Chỉ cần một cái chạm nhẹ là có thể thay đổi mọi thứ.
Giúp trẻ xây dựng thói quen tốt hoặc từ bỏ một thói quen xấu là điều không quá khó phải không nào? Quan trọng là chúng ta tìm ra được đúng giải pháp phù hợp mà thôi! Còn chần chờ gì nữa, hãy bắt tay vào thực hiện ngay hôm nay nhé.
Ngoài ra, ba mẹ có thể tham khảo thêm tại đây những kỹ năng sống dành trẻ vô cùng hiệu quả.
Bài viết liên quan