Image

16/01/2019

Mẹ và bé

Những cách giúp ba mẹ hướng dẫn bé làm việc nhà hiệu quả

Để khiến một đứa trẻ chịu ngoan ngoãn làm việc nhà phụ ba mẹ không phải là điều dễ dàng. Ba mẹ cần phải biết áp dụng một số phương pháp sau để giúp bé hăng hái hơn trong việc làm việc nhà và đạt được kết quả tốt nhất. 

Hãy cùn VAS tìm hiểu đó là những phương pháp gì nhé!

1. Giúp trẻ khắc phục tính trì hoãn công việc

Trẻ con thườn bị sao lãng công việc và mất khả năng tập trung vì vậy các con sẽ thường trì hoãn công việc vì những lý do sau: 

• Chậm chạp trong hoàn thành bất cứ công việc nào.

• Bỏ dở giữa chừng công việc.

• Quá cẩn thận và tỉ mỉ.

• Chờ đợi sự giúp đỡ.

• Đưa ra quá nhiều lời biện hộ.

• Thiếu tập trung khi làm việc.

• Thiếu nhiệt tình.

• Luôn tìm cách ra khỏi nhà để né tránh các công việc, nhà được phân công.

• Không muốn làm vì công việc quá khó hoặc quá dễ

• Yêu cầu của cha mẹ thay đổi liên tục: hai giờ làm việc hôm nay và không làm gì vào ngày mai.

Đây là các giải pháp ba mẹ có thể sử dụng:

• Khen ngợi khi con có nỗ lực tích cực.

• Giúp trẻ phát triển các kỹ năng thông qua thành công.

• Thiết lập các công việc hàng ngày với bảng công việc nhà.

• Cho trẻ được làm một vài điều đặc biệt.

• Tìm hiểu xem có phải đó là do những vấn đề sức khỏe hay thể chất ảnh hưởng đến trẻ không.

• Điều chỉnh công việc phù hợp với trẻ.

• Gần gũi quan sát khi trẻ bắt đầu công việc.

• Thuyết phục trẻ làm cho tới khi công việc hoàn thành.

• Ghi nhận thời gian hoàn thành công việc và thúc đẩy trẻ hoàn thành công việc sớm hơn thời gian dự tính.

• Thỉnh thoảng đưa ra những lời nhận xét vui vẻ.

Hướn dẫn trẻ cách làm việc nhà

2. Ba mẹ nên xem lại những mong muốn của bản thân

Muốn dạy con làm việc nhà hiệu quả, trước hết bố mẹ hãy dành thời gian để đánh giá toàn cảnh trước khi lập kế hoạch cho chiến lược sắp tới. Để xem bạn có đòi hỏi quá nhiều và điều đó có vượt quá khả năng của trẻ hay không nhé.

- Yêu cầu cha mẹ đưa ra cần công bằng và phù hợp:

Để trẻ thay đổi, thỉnh thoảng cha mẹ cũng phải thay đổi hành vi của mình. Một người huấn luyện ngựa có thể dạy một con ngựa thành công rồi giao lại cho chủ của nó, ba tuần sau, tất cả những sự huấn luyện trước đó cũng bằng không. Bởi lẽ người chủ đã hiểu sai những dấu hiệu mà con ngựa gửi tới anh ta. Bọn trẻ cũng cảm nhận được sự mong đợi của chúng ta và biết liệu ý chúng ta có như những gì chúng ta nói hay không. Nếu chúng ta nghĩ về những yêu cầu của mình, khiến cho các yêu cầu đó hợp lý và công bằng, rồi có hình phạt thích hợp, bọn trẻ sẽ nghiêm túc thực hiện theo.

- Dành thời gian để kiểm tra kết quả của bé:

Kiểm tra sau khi trẻ thông báo là đã hoàn thành công việc không có nghĩa là bạn không tin trẻ; mà đây là thời điểm bạn đánh giá kết quả công việc trẻ đã làm và những nỗ lực mà trẻ đã bỏ ra trong suốt quá trình làm việc.

• Dành thời gian kiểm tra cho bạn cơ hội để đưa ra những lời khen tặng và những nhận xét tích cực.

• Dành thời gian kiểm tra giúp bạn có cơ hội tạo thói quen làm việc cẩn thận cho trẻ.

• Dành thời gian kiểm tra có thể phá vỡ được vòng tròn của sự trì hoãn công việc (của trẻ).

Điều này không có nghĩa bạn phải kiểm tra từng công việc mà trẻ làm. Một công việc được hoàn thành đúng cách sau nhiều lần, một câu hỏi đơn giản về việc hoàn thành việc ấy như thế nào có thể xây dựng sự chính trực. Trẻ nói: “Con đã làm việc đó!” và bạn chấp nhận câu trả lời.

- Cách kiểm tra côn việc của trẻ:

1. Tránh phá vỡ bầu không khí. Bạn có thể lờ đi hàng đống quần áo trên giường của John nếu bạn cậu bé đang đợi ở cửa và cậu đã dành cả nửa giờ để thu dọn và làm phẳng ga trải giường.

2. Ngưng ngay việc kiểm tra khi bạn đang bực dọc. Cha mẹ trong tâm trạng bực bội có thể sẽ chỉ trích quá lời và nhanh chóng tìm ra lỗi sai của trẻ.

3. Cho trẻ thời gian chơi. Khi công việc hoàn thành, đôi khi một khoảng nghỉ giải lao trước khi sửa lỗi có thể giúp giảm căng thẳng. Ngay cả khi công việc chưa hoàn thành, bọn trẻ cũng cần có thời gian nghỉ ngơi. Trường học là công việc của bọn trẻ và chúng cần thời gian nghỉ để lấy lại sức sau “công việc”.

4. Đánh giá kết quả công việc của trẻ dựa trên nguyên tắc của điều kiện phòng ốc trước khi công việc bắt đầu, hơn là đánh giá vào những gì chưa làm được.

Nếu phòng khách lộn xộn với báo, đồ chơi, sách vở, xem xét rằng những vật đó đã được dọn gọn gàng, chứ không phải là đệm ở ghế sofa bị xô lệch.

5. Tránh xa những từ như luôn luôn, không bao giờ, và mỗi lần. Cũng cần tránh nhắc lại những khuyết điểm quá khứ như: “Con luôn luôn quên dọn giường!” hay là: “Con chưa bao giờ mắc áo khoác của con lên giá!”. Thay vào đó, chỉ tập trung và thảo luận về công việc đã được phân công.

Ngoài ra, để tham khảo thêm một số phương pháp dạy con làm việc nhà hiệu quả khác, bố mẹ có thể truy cập tại đây.