VAS hướng dẫn kỹ năng sống mầm non từ sinh hoạt hàng ngày cho bé
Trẻ con cần nhận được những bài học từ cuộc sống hàng ngày, những điều sẽ góp phần trở thành kỹ năng sống mầm non cho trẻ. Nhưng làm sao để lồng ghép những kỹ năng này vào sinh hoạt hàng ngày cho con một cách hiệu quả?
Đừng lo! VAS sẽ giúp các bậc phụ huynh đi tìm lời giải cho bài toán này, hãy củng tìm hiểu những thông tin dưới đây nhé!
1. Kỹ năng sống mầm non nằm trong hoạt động hàng ngày
Trẻ nhỏ cần được giáo dục thông qua hoạt động sống hàng ngày, đây mới thực sự là những bài học có giá trị và thiết thực đối với trẻ nhỏ. Vì vậy, trong việc giáo dục bé phụ huynh nên lưu ý những yếu tố thực tiển thay vì những câu nói suông mà không có ví dụ cụ thể.
Trong một lớp học, giáo viên giảng cho học sinh vể quá trình sản xuất dây chuyền và cho phép các em được quyền tự do đặt câu hỏi. Một em học sinh ngây ngô đã hỏi thầy giáo rằng: “thưa thầy, nếu trong quá trình sản xuất dây chuyền, một người trong đó muốn đi vệ sinh thì phải làm sao ạ?”.
Theo sau câu hỏi này là 1 loạt những câu hỏi ngây ngô khác được đặt ra, nhưng thay vì trả lời lấp liếm, thầy giáo này lại cẩn thận ghi chép toàn bộ câu hỏi của các em và gửi thư trực tiếp đến nhà máy để mong nhận được câu trả lời chính xác nhất và bộ phận nhà máy cũng vui vẻ trả lời câu hỏi của anh ta vì sự nồng nhiệt đối với học trò của mình để giúp anh có những câu trả lời chính xác nhất gửi đến các em.
Đây là một ví dụ thực tế về người thầy giáo coi trọng tính thực tiễn khi giáo dục trẻ nhỏ. Một lần khác, lớp của thầy giáo này học về cuộc sống hàng ngày của những người ở bến xe. Thầy giáo đã không ngại mượn dụng cụ và bố trí lớp học như một bến xe buýt để giúp các em tìm hiểu về cuộc sống hàng ngày. Ngoài ra, cuối giờ giáo viên còn tổ chức cho các em một chuyến trải nghiệm thực tế để thấy được sự vất vả của những người lao động tại các bến xe và khuyến khích các em học tập cố gắng hơn để cải tạo cuộc sống sau này khi lớn lên.
Nhờ những trò chơi mang tính thực tiễn mà các em có thể hiểu được cuộc sống hàng ngày nhiều hơn, hiểu những khía cạnh mà đôi khi các em bỏ quên hoặc không hề chú ý đến trong cuộc sống của mình.
2. Những cách giúp thúc đẩy bé phát triển các kỹ năng sống mầm non
Để giúp con học được những bài học thiết thực từ cuộc sống. Ba mẹ nên thường xuyên để con nắm vai trò lãnh đạo trong một số tình huống cụ thể. Chẳng hạn như lắng nghe kế hoạch của bé cho một chuyển du lịch cuối tuần của gia đình, để bé chủ động làm hướng dẫn viên, giúp trẻ vận dụng vốn kiến thức có sẵn vào cuộc sống. Với tính ưa năng động của trẻ con, các em sẽ vui vẻ đảm nhận thật tốt vai trò của mình, thông qua hoạt động này, phụ huynh có thể củng cố thêm kiến thức cũng như những chổ khiếm khuyết của con một cách vui vẻ.
Một nhà văn nổi tiếng đã từng kể về tuổi thơ của mình, chính tuổi thơ của ông đã góp phần dẫn đến thành công của ông như ngày hôm nay. Thuở nhỏ, ông thường cùng cha mình cắt những mẫu tin hay trên những tờ báo như một thú vui. Việc cắt những mẫu tin này vừa là trò chơi nhưng cũng vừa là cách ông có thể rèn đọc cũng như quan tâm đến những tin tức xã hội, để tâm vào vấn đề xã hội nhiều hơn. Việc cắt mẫu báo này còn là cách cha ông dạy ông biết về kỹ năng tích lũy và góp nhặt những điều hay lẽ phải trong cuộc sống. Góp phần hung đúc những giá trị tâm hồn của ông ngay từ khi còn bé, để sau này ông phát huy trong những lời văn của mình.
Thông qua những ví dụ trên, chúng ta sẽ đút kết được một điều rằng, những lời dạy của ba mẹ dù sâu sắc đến đâu cũng không bằng chính ba mẹ là những tấm gương cho con trẻ, những hành động thực tiễn của phụ huynh chính là những bài học giá trị nhất cho bé. Cách ba mẹ đối xử với mọi người xung quanh như thế nào sẽ là tấm gương phản ánh cho các con của mình sau này.
Trẻ con khi nhìn thấy người cha, người mẹ của mình không ngừng cố gắng học tập, tích lũy những tri thức từ cuộc sống. Vô hình chung những điều này sẽ hình thành cho trẻ một thói quen tự ý thức trong vấn đề học tập. Đây cũng là một cách thức ba mẹ giáo dục con cái thông qua thực tiễn, nhất là cách ba mẹ truyền đạt những kỹ năng sống mầm non cho bé.
Hiện nay, có một số phụ huynh rất hay đưa bé đến viện bảo tàng tham quan, nhưng thực tế ba mẹ nên đi cùng trẻ, làm người bạn đồng hành và giải thích cho trẻ thì con mới hiểu được giá trị cốt lõi của lịch sử cũng như những nét văn hóa từ xưa để lại. Nhìn chung, ngay cả tâm lý người lớn như chúng ta vẫn thích làm gì cũng làm chung một tập thể, nếu phải làm 1 mình thường mang tâm lý chán nản và dễ bỏ cuộc. Trẻ con cũng thế, nên khi giáo dục trẻ, ba mẹ phải trở thành người bạn đồng hành cùng con.
Mong rằng những chia sẻ trên đây của VAS đã giúp ích phần nào cho ba mẹ trong việc giáo dục các bé. Ngoài ra, phụ huynh có thể tham khảo thêm một số thông tin hữu ích khác ngay tại đây nhé!