Giáo dục

Tăng cường cách rèn luyện tư duy logic hiệu quả


Khả năng tư duy được coi là chìa khóa thành công trong tương lai. Hiện nay, các bạn trẻ cần phải làm chủ được kỹ năng này và đây là được coi là kỹ năng quan trọng cho học tập và làm việc sau này. Bài viết dưới đây là giai đoạn cách rèn luyện tư duy logic.

Logic là gì?

Logic hay còn được gọi là lập luận hay suy nghĩ của con người. Vậy tư duy logic là kỹ năng hoạt động của não bộ mà trí thông minh của con người được nuôi dưỡng và phát triển. Từ tư duy logic con người có thể suy luận ra các sự vật hiện tượng theo thứ tự liên quan và hợp lý, từ đó có thể đưa ra cách giải quyết một cách hiệu quả.

Cách rèn luyện tư duy logic

Cách rèn luyện tư duy logic là gì?

6 giai đoạn khác nhau của tư duy logic

Giai đoạn 1: Tăng khả năng ghi nhớ

Giai đoạn đầu của tư duy logic là khả năng ghi nhớ, khi khả năng ghi nhớ càng tăng thì tư duy cũng tốt theo tương ứng. Thông thường người ta nghĩ rằng trí nhớ phụ thuộc vào IQ, điều này không sai nhưng chưa đủ.

Vì trí nhớ có thể được rèn luyện bằng nhiều cách. Một người có trí nhớ tốt nghĩa là có nhiều thông tin để tư duy hơn. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng tư duy logic có thể được kích thích thông qua viêc trau dồi trí nhớ. Có một số cách để tăng cường trí nhớ như:

  • Chế độ ăn giàu dinh dưỡng tốt cho não bộ.
  • Thường xuyên nhớ lại các kỷ niệm trong quá khứ.
  • Cố gắng chi chép các sự việc, hình ảnh diễn ra trong một ngày.

Giai đoạn 2: Giai đoạn tìm hiểu

Giai đoạn ghi nhớ và tìm hiểu đều thuộc tư duy cấp thấp bởi trẻ con mới sinh cũng có khả năng này. Sau khi ghi nhớ các thông tin con người bắt đầu tìm hiểu các thông tin đó. Đó chính là giai đoạn thứ hai, giai đoạn này đòi hỏi các bạn phải chủ động và linh hoạt hơn trong khi tiếp thu kiến thức. Học các môn học khác nhau từ toán, hội họa, văn học,… thử những điều mới nhưng nên lựa chọn 1-2 lựa chọn mình thật sự yêu thích. Đọc sách báo, truyện hay tin tức,… và nghiền ngẫm, suy nghĩ sẽ giúp tăng khả năng tư duy.

Giai đoạn 3: Giai đoạn ứng dụng

Không chỉ nên học các suy luận logic trên sách, vở mà phải biết vận dụng vào thực tế. Người xưa có câu “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” chính là nói đến giai đoạn này. Bạn cần tư duy thông minh từ những kiến thức xã hội, thực tế khi tham gia các hoạt động ngoại khóa. Những trải nghiệm nhỏ sẽ đem đến những bài học có ích mà ngay cả những cuốn sách có thể không đem đến cho bạn được. Bạn cũng có thể chơi các trò chơi như toán tư duy, giải ô chữ, câu đố, sudoko,… chính là một cách rèn luyện tư duy logic cho não bộ.

Giai đoạn 4: Giai đoạn phân tích – đánh giá

Từ những trải nghiệm thực tế, tư duy logic giúp con người phân tích và cuối cùng đưa ra các đánh giá đúng đắn của vấn đề. Đó gọi là tư duy logic, khi bản thân chưa thể phân tích đừng ngần ngại đặt ra các câu hỏi. Những người xung quanh có kinh nghiệm sẽ cho bạn những bí quyết để hoàn thiện kỹ năng tư duy logic hoặc củng cố sự logic trong tư duy của mình.

Giai đoạn 5: Giai đoạn sáng tạo

Sáng tạo là giai đoạn cuối cùng của quá trình phát triển tư duy. Từ các giai đoạn trước não bộ sẽ phối hợp và tạo ta suy nghĩ của riêng mỗi người. Sức sáng tạo chính là chìa khóa để tạo nên thành công và quan trọng là phải tạo được niềm đam mê và cố gắng cho nó.

Có thể thấy 6 giai đoạn của tư duy có sự liên kết chặt chẽ để tạo nên một tổng thể chung gọi là kỹ năng tư duy. Các phương pháp rèn luyện tư duy logic có thể khác nhau nhưng đích đến là kỹ năng tư duy bậc cao.

Cách rèn luyện tư duy logic đơn giản

  • Tạo thói quen đặt câu hỏi khi có các thắc mắc,việc đặt câu hỏi giúp tư duy tốt hơn và hiểu sâu được vấn đề.
  • Trải nghiệm càng nhiều càng tốt.
  • Phát triển tư duy logic cùng với tư duy sáng tạo.
  • Không ngừng học tập và trau dồi kiến thức mỗi ngày.

>>> Xem thêm: Cách luyện tập tư duy logic cho trẻ mầm non hiệu quả 

Kết,

Cũng giống như các bộ phận của cơ thể, não bộ cùng cần rèn luyện mỗi ngày để hoạt động minh mẫn và nhạy bén. Vì vậy, hãy hoàn thiện bản thân bằng cách rèn luyện tư duy logic phù hợp với các bạn nhé!

Giáo dục
Phương pháp học tập chủ động tại trường trung học quốc tế
Giáo dục
Tại sao cần học kĩ năng quản lý cảm xúc?
Giáo dục
4 sai lầm khiến nhiều người học ngữ pháp tiếng anh mãi không giỏi