Kỹ năng sống cho trẻ tiểu học: Giao tiếp với mọi người xung quanh
Kỹ năng sống cho trẻ tiểu học mà trong đó kỹ năng giao tiếp với mọi người xung quanh là rất quan trọng cần được học hỏi. Lứa tuổi tiểu học rất phù hợp để rèn luyện kỹ năng này. Vì lúc này trẻ đã nhận thức được những gì mình muốn và có trách nhiệm với những hành động đó.
Kỹ năng giao tiếp với người lớn
Đây chính là điều mà dựa vào đó mọi người xung quanh sẽ đánh giá trẻ có phải là đứa trẻ lễ phép hay không. Do đó, ba mẹ cần dạy trẻ cách giao tiếp với người lớn sao cho lễ phép và lịch sự. Chẳng hạn phải dạ thưa trong câu nói của mình. Nếu trẻ không đồng tình với việc gì cần dạy trẻ cách nói không đồng ý một cách lịch sự, nhã nhặn. Không được lớn tiếng với người lớn tuổi hơn mình.
Bên cạnh đó, luôn dặn trẻ không được ngắt lời người khác khi nói, vì đây là biểu hiện của thái độ lịch sự, tôn trọng với người nói. Khi giao tiếp với người lớn trẻ cần giữ thái độ ngoan ngoãn, cho phép trẻ nói lên ý kiến của mình, bày tỏ quan điểm cá nhân.
Giao tiếp với bạn bè bằng tuổi
Đối với bạn bè cùng tuổi, cũng nên dạy trẻ cách giao tiếp. Kỹ năng giao tiếp với bạn bè cùng lớp là vô cùng quan trọng, vì nó hình thành nên các mối quan hệ cho trẻ.
Khi giao tiếp với các bạn cùng lớp, trẻ nên có thái độ lịch sự, dạy trẻ cách xưng hô phù hợp, không nên dùng danh xưng mày – tao. Bé có thể gọi nhau bằng tên hay cậu – tớ để tình bạn thêm gắn kết.
Bên cạnh đó, phụ huynh nên hướng dẫn trẻ cách nói chuyện với bạn bè như không nên hét vào tai bạn hay có những lời nói xúc phạm tới mọi người. Khi có mâu thuẫn xảy ra không được nói bậy gây tổn thương bạn.
Một điều không thể thiếu giữa các mối quan hệ bạn bè là thái độ tôn trọng. Bạn cần giải thích cho trẻ hiểu khi tôn trọng người khác mình cũng sẽ nhận điều tương tự về mình. Để từ đó, trẻ nhận được nhiều cơ hội hơn trong các mối quan hệ xung quanh.
Kỹ năng sống cho trẻ tiểu học giao tiếp với các bạn cùng tuổi
Cách giao tiếp với người lạ
Ba mẹ cần dạy trẻ cách giao tiếp với người lạ như thế nào để bảo vệ bản thân. Một số phụ huynh luôn dặn con không được nói chuyện với người lạ và nhận bất kỳ thứ gì từ họ.
Điều này không có gì sai nhưng đồng thời sẽ tạo thành thói quen e dè trước những người trẻ gặp lần đầu. Lâu dàn trẻ trở nên nhút nhát với những người chưa từng gặp bao giờ. Vì thế bạn cần dạy trẻ cách nhận biết người xấu và tránh xa thay vì tránh xa với những người gặp lần đầu.
Tập cho trẻ cách quan sát và chỉ cho trẻ biết người xấu thường có những cử chỉ, thái độ như thế nào. Từ đó để trẻ có cách ứng xử và giao tiếp phù hợp.
Ví dụ bạn của ba mẹ lần đầu đến chơi nhà, bé nên chào hỏi lễ phép và giao tiếp bình thường. Còn khi có ai đó lạ mặt tới bắt chuyện với trẻ khi trẻ một mình thì không nên trả lời.
>>> Xem thêm: Dạy con kỹ năng sống tự lập ngay từ nhỏ hiệu quả
Phương pháp rèn luyện giao tiếp cho trẻ
Khuyến khích trẻ đưa ra ý kiến
Phần lớn trẻ tiểu học còn ngây thơ và tò mò với thế giới, do đó khuyến khích các em đưa ra ý kiến hay đặt câu hỏi là điều quan trọng. Có thể câu trả lời chưa đúng nên ba mẹ cần nhận xét nhẹ nhàng, động viên các em cố gắng lần sau. Nếu trẻ trả lời đúng hãy dành cho trẻ những lời khen và tuyên dương để kích thích sự tự tin của trẻ.
Rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ trong sinh hoạt đoàn đội
Hoạt động đoàn đội ở trường giúp các em trưởng thành hơn, các em còn được làm việc nhóm cùng nhau, qua đó nâng cao được tinh thần trách nhiệm. Các em không chỉ được giao tiếp với các bạn cùng tuổi mà với các anh chị lớn hơn. Đây là cơ hội để rèn luyện kỹ năng giao tiếp sao cho phù hợp với tình huống mà trẻ tham gia.
Rèn luyện kỹ năng giao tiếp của trẻ trong các câu lạc bộ
Trong quá trình sinh hoạt trong câu lạc bộ, học sinh được thể hiện rõ tính cách qua giao tiếp, giáo viên sẽ quan sát và có phương pháp hướng dẫn cho từng em khi không đúng mực. Dần dần các em sẽ tự sửa đổi trong các tình huống tương tự trong cuộc sống.
Rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ qua các hoạt động tập thể khác
Trong các hoạt động của trẻ khi ở trường không chỉ là hoạt động đoàn đội, tham gia câu lạc bộ mà các hoạt trong động sinh hoạt ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt lớp,… cũng là thời gian để trẻ có thể giao tiếp với nhiều bạn bè hơn.
Kết,
Việc rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ tiểu học trong đó có giao tiếp là điều quan trọng và cần sự phối hợp của gia đình, nhà trường và học sinh.
>>> Tham khảo thêm: Cách rèn luyện kỹ năng tư duy logic cho trẻ từ mầm non