Mẹ và bé

VAS đưa ra lời khuyên cho phụ huynh khi trẻ nhỏ mắc lỗi


Trẻ con chắc hẳn không thể tránh khỏi phạm sai lầm, điều này hầu như xảy ra thường xuyên với trẻ. Nhưng ba mẹ nên làm gì sau những sai phạm ấy của con? Có người thì la rầy bé, có phụ huynh thì đánh đòn, phạt trẻ. Liệu những điều này đã phù hợp với quy chuẩn giáo dục bé trong thời buổi hiện nay chưa?

Dưới đây là một vài lời khuyên của VAS dành cho các bậc phụ huynh có con nhỏ, biết cách ứng xử như thế nào sau khi trẻ phạm sai lầm.

1. Đừng làm lơ trước lỗi lầm của trẻ

Hiện nay có một số quan niệm cho rằng ba mẹ nên bỏ qua những lỗi lầm nhỏ của trẻ, chỉ nên trách phạt, phê bình khi con phạm phải lỗi to. Đối với nền giáo dục hiện đại ở một số nước tiên tiến thì giáo dục trẻ hoàn toàn ngược lại như thế.

Có một vị giáo sư chuyên lĩnh vực giáo dục ở Nhật Bản đã kể câu chuyện thời ông còn đi học rằng: hôm đó, lớp tôi có một bài kiểm tra, sau đó thì giáo sư nhận được điểm số thấp, ông ngạc nhiên vì rõ ràng hôm đó ông làm rất tốt. Nhưng sau khi xem kỹ bài kiểm tra vừa phát ra thì ông phát hiện mình sai mất 1 con số trong phép tính nên dẫn đến sai toàn bộ bài toán. Ngày hôm đó, thầy giáo cũng phê bình trước cả lớp rằng: Thầy thấy các em rất cẩu thả, có bạn làm đúng gần 1 nửa bài toán thì sai đáp án, một số khác thì sai ở những lỗi rất vụn vặt, thầy yêu cầu các em phải sửa ngay lỗi cẩu thả này nếu không sau này các em sẽ luôn luôn bất cẩn, làm việc gì cũng sẽ không thành công vì thói quen này.

Trẻ vui chơi tại trường mầm non quận gò vấp

Qua lời nói của vị thầy giáo kia, chúng ta rút ra được một bài học rằng: không nên xem thường những sai lầm nhỏ nhặt mà bỏ qua. Vì đó là những nguyên nhân tìm ẩn cho những sai lầm lớn về sau. Chúng ta đều thấy rằng năng lực phán đoán của trẻ không chính chắn như người lớn. Khi phạm phải sai lầm lớn, chúng cũng hiểu, cũng có cảm xúc lo lắng, buồn rầu. Nhưng vì chúng chưa đủ trưởng thành để tìm hiểu tường tận nguyên nhân gây ra lỗi của chúng. Nhưng các con vẫn có thể phân biệt đúng sai, phải trái qua sự hướng dẫn của ba mẹ.

2. Làm gì trước những sai phạm của trẻ

Dù là người lớn hay trẻ nhỏ, chúng ta đều không thích khi bị vạch mặt những sai phạm. Nhất là với những đứa trẻ vị thành niên, sự nhắc nhở của ba mẹ sẽ khiến chúng nghĩ rằng: con biết rồi, sao ba mẹ cứ nhắc đi nhắc lại mãi thế,… Sau đó chúng lại tiếp tục sai phạm mà không đoái hoài đến lời khuyên của ba mẹ. 

Theo các chuyên gia giáo dục tâm lý trẻ nhỏ, khi trẻ phạm sai lầm, ba mẹ không nên nhắc đi nhắc lại sai lầm của con, mà nên dành thời gian cho trẻ từ từ nhìn nhận lại vấn đề. Sau đó, dành một buổi trò chuyện cùng trẻ, để trẻ kể lại toàn bộ sự việc, vừa để trẻ tự nhìn nhận lại bản thân, nhận ra những sai lầm, còn là cách ba mẹ hiểu thêm về tâm lý của trẻ để từ từ uốn nắn.

Giờ học vui nhộn tại trường mầm non quận 7

Nếu sai lầm không nghiêm trọng, ba mẹ nên nhỏ nhẹ phê bình, giáo dục trẻ. Tránh tình trạng quát tháo khiến trẻ sợ và bị tổn thương tâm lý. Tuyệt đối không bỏ qua những lỗi lầm nhỏ của bé mà không uốn nắn con, vì điều này sẽ là những hệ lụy không nhỏ về sau.

Có nhiều ba mẹ thường tỏ ra xót con sau khi phê bình trẻ, sau đó lại xin lỗi con rối rít. Điều này là không nên. Có đôi khi không thể tránh khỏi tình trạng ba mẹ nóng nảy, nổi giận với bé, trong trường hợp này phụ huynh có thể chủ động xin lỗi bé sau khi cuộc trò chuyện kết thúc, nhưng phải nói rõ nguyên nhân vì sao ba mẹ phải xin lỗi con chứ không thể chỉ nói suông được. Phê bình con cái không phải là đặc quyền của ba mẹ mà là một trách nhiệm. Trách nhiệm này chỉ được hoàn thành trọn vẹn khi bé đã hiểu ra vấn đề và có thể tự khắc phục lỗi sai của mình.

Mong rằng với những lời chia sẻ của VAS trên đây sẽ góp phần giúp ba mẹ hiểu hơn về trách nhiệm của mình, hiểu được cách giáo dục trẻ sao cho đúng đắn mà không để lại những tổn thương về mặt tâm sinh lý cho con. Ngoài ra, các bậc phụ huynh có thể tham khảo thêm một số thông tin hữu ích khác về trẻ mầm non ngay tại đây nhé!

Mẹ và bé
Làm gì để rèn luyện sự tập trung cho bé?
Mẹ và bé
Dạy trẻ các kỹ năng sống mầm non hiệu quả và bổ ích
Mẹ và bé
VAS hướng dẫn kỹ năng sống mầm non từ sinh hoạt hàng ngày cho bé