Giáo dục

Hội đồng Anh bật mí cách dạy tiếng anh thiếu nhi cho trẻ nhỏ


Trẻ em thường rất dễ mất tập trung khi học tiếng Anh. Có rất nhiều lý do khiến cho tâm trí các em đi lang thang ra ngoài bài học và khiến giáo viên cảm thấy như mình đang “độc thoại nội tâm” trên bục giảng. Để khắc phục được những điều này, Hội đồng Anh đã đưa ra một số nguyên nhân và hướng giải quyết để giúp việc dạy và học tiếng anh thiếu nhi của trẻ diễn ra suông sẻ.

1. Nguyên nhân khiến trẻ mất tập trung trong giờ học

Một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ không thể tập trung vào bài học là do các em không hiểu hướng dẫn của giáo viên. Thật vậy, ở độ tuổi từ mẫu giáo đến tiểu học, trẻ chưa thật sự biết cách trở thành một học sinh ngoan ngoãn ngồi vào bàn học như những đứa trẻ ở độ tuổi vị thành niên. Vì vậy, việc dạy tiếng anh thiếu nhi trở nên khó khăn hơn nhiều, đòi hỏi giáo viên phải có tính kiên nhẫn và kinh nghiệm sư phạm cao để truyền đạt một ngoại ngữ mới cho trẻ trong độ tuổi này. 

Ngoài ra, do bản chất ham chơi của trẻ và ngại hỏi khi không hiểu bài học, sợ các bạn chê cười. Khi kiến thức ngày càng đi xa mà các em còn bị kẹt lại ở những kiến thức cũ, lâu dần khiến trẻ đâm ra chán nản, không theo kịp tiến độ học tập trong lớp. Vì thế, các con thường có biểu hiện lo ra trong giờ học tiếng anh, khiến nhiều giáo viên đau đầu.

Để cải thiện tình trạng này, trong suốt quá trình học giáo viên phải luôn khuyến khích trẻ trả lời một vài câu hỏi để thông qua đó đánh giá mức độ hiểu của các em trong mỗi bài học và biết được những chỗ trẻ còn chưa hiểu để kịp thời cung cấp thêm thông tin hoặc sửa sai cho các bé. 

2. Giải thích lí do cho mỗi hoạt động trong lớp

Đừng nghĩ rằng bạn là người lớn thì có quyền yêu cầu trẻ làm bất cứ việc gì mà không cần phải giải thích lí do vì sao. Trên thực tế, trẻ nhỏ cũng có những suy tư và đắn đo riêng của chúng, chúng cũng có những tò mò, thắc mắc vì sao mình phải làm việc này hay việc kia.

Vì thế, khi đưa ra một hoạt động nào đó trong lớp học, giáo viên nên giải thích cho trẻ biết lí do vì sao chúng phải thực hiện các hoạt động này. Điều này sẽ giúp trẻ ý thức hơn về những gì mà chúng đang thực hiện, hiểu được sự quan trọng, vai trò, trách nhiệm của chúng, những điều nhỏ nhặt này sẽ góp phần giúp trẻ phát triển tư duy. 

Ví dụ như để trẻ chơi với màu sắc và qua hôm sau giáo viên sẽ hỏi những câu đơn giản như “Did you enjoy that game?” hay “How many colours can you remember now?”. Điều này giúp trẻ hiểu được lý do vì sao mình được “nghịch ngợm” bút màu ngày hôm qua.

Giờ học tiếng anh thiếu nhi tại Hội đồng Anh

3. Học mà chơi – chơi mà học

Đừng để các lớp học tiếng anh thiếu nhi trở nên nhàm chán, hãy luôn khuấy động không khí cho trẻ nhỏ bằng các trò chơi mới. Giáo viên nên dành thời gian suy nghĩ về những hoạt động cho trẻ tham gia, xác định những gì mình sẽ dạy và đặt bản thân là trẻ để xem liệu trẻ có thích hoạt động này hay không. Có những hoạt động có thể với người lớn rất tẻ nhạt nhưng lại đủ sức khuấy động trẻ nhỏ. Nếu giáo viên không chắc chắn hoặc phân vân về một hoạt động nào đó cho lớp của mình, nên đánh dấu sao vào giáo án và áp dụng thử hoạt động đó vào các lớp học để thu nhận kết quả thực tế.

Khi bạn dành thời gian chăm chút cho những hoạt động của trẻ, chắc chắn buổi học sẽ trở nên thú vị và trẻ sẽ không cảm thấy nhàm chán. Điều này sẽ giúp bạn giải quyết tốt hơn mọi vấn đề có thể phát sinh. Ngoài ra, giáo viên có thể cung cấp thêm một số video tiếng anh thiếu nhi vui nhộn sau mỗi giờ học cho trẻ xem, cũng là một hình thức giải trí và vui chơi phù hợp.

>>> Tham khảo video học tiếng anh thiếu nhi tại: https://www.youtube.com/watch?v=DnuOJixDCvc

4. Lên kế hoạch bài học cho trẻ

Một lớp học chắc chắn sẽ luôn có 2 đối tượng học sinh:

Một là nhóm trẻ luôn hoàn thành tốt và nhanh nhất những nhiệm vụ được giao. Đối với nhóm trẻ này, giáo viên nên thiết kế những hoạt động mang tính thách thức nhiều hơn để giúp giữ sự tập trung cho trẻ.

Nhóm thứ 2 là những đứa trẻ luôn hoàn thành ít hơn mục tiêu đề ra. Ví dụ như: không hoàn thành đúng thời gian quy định, không làm đủ các hoạt động được yêu cầu, v.v…

Đối với một lớp học có sự chênh lệch về trình độ, giáo viên chẳng thể nào ngồi thiết kế riêng từng hoạt động hoặc chọn một bài tập ở mức trung bình cho cả lớp. Điều này sẽ gây khó khăn với những trẻ có trình độ yếu và gây nhàm chán với trẻ có trình độ cao hơn.

Để kết nối được 2 nhóm trẻ này, giáo viên phải luôn có sự chuẩn bị chu đáo. Ví dụ như: giáo viên có thể thiết kế 8 hoạt động nhỏ cho một tiết học tiếng anh thiếu nhi, những trẻ có trình độ khá sẽ hoàn thành cả 8 hoạt động và những trẻ yếu hơn có thể làm được 4 hoạt động.

5. Quan tâm đến thời điểm bắt đầu tiết học

Một điều nho nhỏ để giúp tiết học thành công là giáo viên nên chú ý đến thời gian bắt đầu tiết học trong ngày của trẻ. Ví dụ: tiết học bắt đầu vào buổi trưa hay buổi sáng sớm trong ngày? Tiết học bắt đầu sau khi trẻ vừa kết thúc bữa trưa hay với những cái bụng đang đói meo? …

Càng chi tiết về điều này, bạn sẽ càng thành công khi lập kế hoạch bài giảng với các hoạt động phù hợp với thể chất lẫn tinh thần của trẻ, giúp trẻ tiếp thu tốt bài học trong những hoàn cảnh khác nhau. 

Tiếng anh thiếu nhi trở thành môn học không thể thiếu cho trẻ nhỏ

Điều nhỏ nhặt, tinh tế nhưng đôi khi khá quan trọng này lại thường bị bỏ qua trong những tiết học. Thiếu sự quan tâm sẽ khiến trẻ và giáo viên có thể mất sự kết nối. Một đứa trẻ với cái bụng đói, sẽ rất khó tiếp thu hay hoàn thành tốt các hoạt động, bài tập mà giáo viên yêu cầu, nhưng thay vì tìm hiểu hoặc cảm thông, người thầy chỉ dựa vào kết quả để đánh giá năng lực của học sinh. Điều này diễn ra thường xuyên sẽ khiến cho trẻ bị áp lực và tin rằng bản thân chúng không phù hợp với tiếng anh. 

6. Tạo thói quen trong lớp học

Tạo thói quen cho trẻ trong lớp học tiếng anh thiếu nhi sẽ giúp trẻ cảm thấy an toàn. Ví dụ: cho cả lớp xếp thành vòng tròn và chọn một bài hát quen thuộc để bắt đầu tiết học hoặc một bài hát chia tay trước khi kết thúc tiết học. Một điệu nhạc quen thuộc báo hiệu hết giờ kiểm tra, v.v… là những hoạt động tuy nhỏ nhưng mang tính kỉ luật cao, không gây áp lực cho trẻ, đặc biệt mang lại sự vui nhộn trong giờ học cho các bé. 

7. Sự hỗ trợ đến từ gia đình

Ngoài những giờ học tiếng anh trên lớp, việc kèm cập của phụ huynh tại nhà cũng rất quan trọng. Điều này góp phần vào kết quả học tập của trẻ. Ba mẹ vốn dĩ luôn là những người bạn, người thầy tốt nhất, gần gũi với trẻ nhiều nhất. Sẽ thật tuyệt vời khi ba mẹ có vốn tiếng anh khá, đủ để dạy các bé nhà mình, nhưng nếu các bạn không giỏi tiếng anh thì vẫn có thể giúp bé học tập tốt ngoại ngữ này. Ngoài ra, phụ huynh có thể dành thời gian để nghiên cứu các bài giảng trên mạng để tích lũy thêm kinh nghiệm dạy tiếng anh thiếu nhi cho trẻ. Quan trọng nhất vẫn là tạo được môi trường học thoải mái cho các con, không gây áp lực điểm số hay la rầy khi trẻ không biết câu trả lời. 

Để biết thêm thông tin chi tiết về cách dạy tiếng anh thiếu nhi, phụ huynh có thể truy cập trực tiếp vào website của Hội đồng Anh để nhận được những bài giảng, bài tập và đặc biệt là những trò chơi tiếng anh hữu ích cho các bé nhà mình tại: https://www.britishcouncil.vn/hoc-tieng-anh/tieng-anh-tre-em

Giáo dục
Top trường mầm non tại các quận trong tphcm áp dụng phương pháp mầm non mới
Giáo dục
Tổng hợp một số địa chỉ học tiếng anh cho người lớn ở Hà Nội
Giáo dục
Giải đáp thắc mắc về việc luyện ielts ở đâu tốt nhất tại TP. Hồ Chí Minh