Image

16/01/2019

Trường Học

Có nên dạy trẻ làm việc nhà để phụ giúp ba mẹ?

Ba mẹ nào cũng mong muốn con mình dù nhỏ tuổi hay nhiều tuổi phụ giúp công việc nhà để bé vừa có thể tự lập sau này, cũng vừa thể hiện sự hiếu thảo quan tâm ba mẹ. Tuy nhiên, với suy nghĩ non nớt của trẻ, làm việc nhà là một việc rất khó khăn và nhàm chán.

Để thuyết phục bé chịu làm việc nhà và dạy con làm việc nhà hiệu quả, trước hết bố mẹ hãy dành thời gian để tìm hiểu về tính cách của con, lịch sinh hoạt, cũng như hoàn cảnh gia đình và ba mẹ cũng nên tự đánh giá xem bản thân mình có đang đòi hỏi quá nhiều và điều đó có vượt quá khả năng của trẻ hay không nhé.

Muốn tìm hiểu nhiều hơn về vấn đề này, hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!

1. Ba mẹ nên đưa ra những yêu cầu phù hợp và trong khả năng của bé

Để trẻ thay đổi, thỉnh thoảng cha mẹ cũng phải thay đổi hành vi của mình. Một người huấn luyện ngựa có thể dạy một con ngựa thành công rồi giao lại cho chủ của nó, ba tuần sau, tất cả những sự huấn luyện trước đó cũng bằng không. Bởi lẽ người chủ đã hiểu sai những dấu hiệu mà con ngựa gửi tới anh ta. Bọn trẻ cũng cảm nhận được sự mong đợi của chúng ta và biết liệu ý chúng ta có như những gì chúng ta nói hay không. Nếu chúng ta nghĩ về những yêu cầu của mình, khiến cho các yêu cầu đó hợp lý và công bằng, rồi có hình phạt thích hợp, bọn trẻ sẽ nghiêm túc thực hiện theo.

Bên cạnh những hình phạt thì ba mẹ cũng nên khuyến khích trẻ bằng những phần thưởng nho nhỏ như quà bánh khi trẻ hoàn thành sớm công việc được giao phó. Đừng la mắng hay bắt ép trẻ làm những điều quá sức hay trẻ phản ứng mạnh với sự phân công của ba mẹ. Hành vi này sẽ vô tình khiến trẻ cảm thấy làm việc nhà như một cực hình, có thể lần sau vấn đề này sẽ diễn ra tương tự.

Ví dụ như nếu bạn muốn trẻ học cách quét nhà, hãy pha trò và nhân hóa công việc ấy vui nhộn hơn. Hãy để trẻ bay bổng và hóa thân vào vai phù thủy cưỡi chổi trong những câu chuyện cổ tích và xen lẫn vào đó hãy giải thích với bé rằng: "sở dĩ phù thủy cưỡi được chổi là vì họ đã trải qua 1 quá trình tập luyện và làm quen với nó bằng cách giúp mẹ quét những bụi bẩn khắp nhà, nếu con cũng muốn được cưỡi chổi và bay lượn thì hãy giúp mẹ 1 tay nào". Lúc này, công việc quét nhà của bé sẽ vui hơn rất nhiều so với việc ba mẹ ra lệnh: "con phải quét nhà cho mẹ ngay lập tức!". 

2. Kiểm tra kết quả và giúp con khắc phục những lỗi sai sót

Kiểm tra sau khi trẻ thông báo là đã hoàn thành công việc, điều này không có nghĩa là bạn không tin trẻ; mà đây là thời điểm bạn đánh giá kết quả công việc trẻ đã làm và những nỗ lực mà trẻ đã bỏ ra trong suốt quá trình làm việc.

• Dành thời gian kiểm tra cho bạn cơ hội để đưa ra những lời khen tặng và những nhận xét tích cực.

• Dành thời gian kiểm tra giúp bạn có cơ hội tạo thói quen làm việc cẩn thận cho trẻ.

• Dành thời gian kiểm tra có thể phá vỡ được vòng tròn của sự trì hoãn công việc (của trẻ).

Hướng dẫn trẻ làm việc nhà hiệu quả

Điều này không có nghĩa bạn phải kiểm tra từng công việc mà trẻ làm. Một công việc được hoàn thành đúng cách sau nhiều lần, một câu hỏi đơn giản về việc hoàn thành việc ấy như thế nào có thể xây dựng sự chính trực. Trẻ nói: “Con đã làm việc đó!” và bạn chấp nhận câu trả lời.

Việc kiểm tra kết quả công việc của con, sẽ giúp ba mẹ phát hiện những chỗ bé còn thiếu sót để nhắc nhở và giúp con khắc phục những lỗi sai để lần sau hình thành thói quen làm việc tốt hơn. Tuy nhiên, để nhắc nhở bé, ba mẹ nên dùng những giọng điệu vui tươi, không nên khiển trách hay đánh đòn trẻ. Sẽ làm trẻ cảm thấy sợ hãi và không muốn tiếp tục làm việc nhà vào lần sau.

3. Cách kiểm tra thành quả làm việc nhà của con

- Tránh phá vỡ bầu không khí. Bạn có thể lờ đi hàng đống quần áo trên giường của John nếu bạn cậu bé đang đợi ở cửa và cậu đã dành cả nửa giờ để thu dọn và làm phẳng ga trải giường.

- Ngưng ngay việc kiểm tra khi bạn đang bực dọc. Cha mẹ trong tâm trạng bực bội có thể sẽ chỉ trích quá lời và nhanh chóng tìm ra lỗi sai của trẻ.

- Cho trẻ thời gian chơi. Khi công việc hoàn thành, đôi khi một khoảng nghỉ giải lao trước khi sửa lỗi có thể giúp giảm căng thẳng. Ngay cả khi công việc chưa hoàn thành, bọn trẻ cũng cần có thời gian nghỉ ngơi. Trường học là công việc của bọn trẻ và chúng cần thời gian nghỉ để lấy lại sức sau “công việc”.

- Đánh giá kết quả công việc của trẻ dựa trên nguyên tắc của điều kiện phòng ốc trước khi công việc bắt đầu, hơn là đánh giá vào những gì chưa làm được. Nếu phòng khách lộn xộn với báo, đồ chơi, sách vở, xem xét rằng những vật đó đã được dọn gọn gàng, chứ không phải là đệm ở ghế sofa bị xô lệch.

- Tránh xa những từ như luôn luôn, không bao giờ, và mỗi lần. Cũng cần tránh nhắc lại những khuyết điểm quá khứ như: “Con luôn luôn quên dọn giường!” hay là: “Con chưa bao giờ mắc áo khoác của con lên giá!”. Thay vào đó, chỉ tập trung và thảo luận về công việc đã được phân công.

Hình thành nếp sinh hoạt gọn gàng cho con ngay từ bé là một điều hết sức cần thiết để làm hành trang cho trẻ sau này. Ba mẹ nên kiên trì và hướng dẫn bé từng chút trong giai đoạn đầu. Ngoài gia đình, nhà trường cũng là một môi trường tốt giúp bé hoàn thiện các kỹ năng sống, ba mẹ có thể tham khảo thêm thông tin về những ngôi trường mầm non được nhiều ba mẹ tin tưởng và cho con theo học tại đây.